Sẹo là cách tự nhiên giúp cơ thể chữa lành sau khi mô bị mất hoặc tổn thương. Các mô mới phát triển để lấp đầy những khoảng trống do vết thương tạo thành. Sẹo lồi hình thành do rối loạn nào đó khiến collagen tăng sinh mạnh, các mô phát triển quá mức, trở nên nổi cộm, có xu hướng ngày càng lan rộng. Loại sẹo này thường gây đau, ngứa, căng cứng, mất thẩm mỹ. Một số trường hợp sẹo❀ lồi ảnh hưởng đến vận động nếu phát triển ở vùng da quanh các khớp xương.
ThS.BS CKI Phạm Trường An, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sẹo lồi khó điều trị khỏi vĩnh viễn, tỷ lệ tái phát cao. Các phương pháp điều trị thường chỉ cải thiện triệu chứng như làm nhỏ, làm mềm, xẹp sẹo, giảm tăng sắc tố và đau ngứa. Dưới đây là 5 cách điều trị sẹo lồi ít xâm l💞ấn, hiệu quả hiện nay.
Gel thoa và miếng dán silicon
Silicon trị sẹo có thể được sản xuất dưới dạng xịt, gel hoặc miếng dán. Sản phẩm n꧒ày có dạng trong suốt, giúp dễ dàng quan sát vết thương. Silicon mềm và bám dính tốt, phù hợp với nhiều hình dạng vết thương khác nhau. Silicon cũng có tính ổn định và tương thích sinh học với cơ thể nên ít gây kích ứng.
Silicon giúp bao phủ vết thương, chống nhiễm trùng, cung cấp độ ẩm vừa đủ cho quá trình lành thương, giảm viêm, giảm sức căng bề mặt tại vị trí sẹo. Nhờ đó ngăn ngừa sẹo lớn thêm, giảm cảm giác ngứa, khó chịu khi sẹo kéo da non, đẩy nhanh quá tr🌳ình tái tạo da bị tổn thương.
Tiêm corticoid hoặc botox
Bác sĩ An cho biết tiêm corticoid là phương pháp trị sẹo lồi t♕hường được áp dụng tại các bệnh viện. Bác sĩ tiêm trực tiếp⛦ vào mô sẹo hoạt chất thuộc nhóm corticoid là triamcinolone, giúp làm mềm và xẹp sẹo lồi.
Phương pháp này ít xâm lấn, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau tiêm. Tuy nhiên, người b☂ệnh có thể có cảm giác đau trong lúc tiêm. Thuốc cũng có một số tác dụng phụ tại chỗ là teo da, giãn mạch, rối loạn sắc tố da, nhiễm trùng hoặc gây nổi mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing...
Tiêm botulinum toxin A (botox) vào sẹo lồi là🐻m giảm căng cơ, giảm sức căng bề mặt của vết thương, nhờ đó giảm đau nhức, khó chịu d🙈o co kéo vùng da xung quanh sẹo. luôn có khả năng tái phát nên cần tiêm triamcinolon hoặc botox nhiều lần để duy trì hiệu quả.
Laser
Các loại laser thường dùng trong điều trị sẹo lồi gồm laser CO2 Fractional, Er:YAG. Laser làm phẳng và mềm sẹo bằng cách tạo các tổn thương có kiểm soát giúp ổn định quá trình sản xuất collagen, đồng thời giảm màu đỏ của sẹo cũng như triệu chứng ngứa. Khi sử dụng laser điều trị sẹo lồi🍬 thường cần phối hợp các pꦑhương pháp khác để tăng hiệu quả.
Áp lạnh với nitơ lỏng
T﷽hủ thuật này làm đông lạnh vết sẹo bằng cách áp hoặc phun trực tiếp nitơ lỏng (âm 196 độ C) lên sẹo lồi🦩, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Sự thiếu oxy làm mô sẹo và các mạch máu nuôi sẹo bị hoại tử và bong tróc, xẹp xuống. Tác dụng phụ là đau, bóng nước, giảm hoặc mất sắc tố vùng sẹo.
Phẫu thuật
Cắt bỏ sẹo lồi là phương pháp ngoại khoa, chỉ áp dụng trong một số trường hợp, như sẹo lồi phát triển quá mức, có sức căng lớn; sẹo co cứng, gây hạn chế vận động; sẹo lồi lớn có cuống hoặc khi các phương pháp khác thất bại. Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng đơn độc mà cần phối hợp điều trị sau đó như 𓃲tiêm triamcinolone, áp lạnh, miếng dán silicon...
Phẫu thuật có nguy cơ nhiễm trùng và tiềm ẩn khả năng tái phát sẹo lồi sau khi điều trị, thậm chí có thể hình thành sẹo lồi mới lớn hơn sẹo cũ. Bác sĩ An khuyến cáo người bị sẹo lồi ♔nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da để được tư vấn điều trị phù hợp, có thể cầ🌜n áp dụng nhiều phương pháp để hiệu quả tối ưu.
Đức Trí
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp |