Chọn áo ngực vừa vặn
Mặc không đúng kích cỡ áo ngực 🐭có thể ảnh hưởng đến dáng ngực, tăng khả năng chảy xệ. Kích cỡ ngực thay đổi do tăng hoặc giảm cân, vì vậy bạn cần đo ngực hàng năm.🍃 Chọn áo ngực vừa vặn giúp bạn tạo đường cong tự nhiên, tự tin khi diện các loại trang phục khác nhau.
Tập thể dục
Tập thể dục 150 phút ở mức độ vừa phải mỗi tuần tốt cho sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Ở tuổi mãn kinh,🦩 bạn tập luyện đều đặn có thể giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó phòng tránh bệnh. Khi tập luyện, có thể dùng áo lót thể thao vừa kích cỡ, thoáng khí, mềm mại, có khả năng thấm hút tốt như cotton, vải có thành phần tự nhiên. Các chất liệu này giúp da không bị nóng bức, ẩm ướt, tránh kích ứng.
Kiểm soát cân nặng
Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường. C😼ác tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích𒐪 lũy, tạo thành khối u. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú sau mãn kinh.
Sau khi mãn kinh, khả năng sản xuất estrogen của buồng trứng bị su😼y giảm. Người thừa cân, béo phì có nhiều mô mỡ nên sản xuất được nhiều estrogen hơn. Đây là một trong những yếu tố có liên quan đến ൲phát triển của ung thư vú.
Chăm sóc vùng da ngực
Phụ nữ thường quan tâm chăm sóc da mặt nhưng ít chú ý đến da ngực. Da vùng này dễ bị khô, ngứa và nhạy cảm vì mỏng hơn các phần da khác trên cơ thể. Da ngực cũng dễ bị n🏅hăn, chảy xệ. Để có da ngực mềm mại, bạn cần dưỡng ẩm mỗi ngày, thoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa sự phá vỡ collagen và elastin.
Hạn chế uống rượu
Rượu làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa, xáo trộn nồng độ estrogen có t🗹hể gây ra ung thư vú. Phụ nữ không cần kiêng rượu hoàn toàn nhưng chỉ nên uống một ly mỗi ngày. Nữ giới cũng dễ chịu các tác động của rượu mạnh hơn đàn ông, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng kéo dài góp phần vào sự p꧋hát triển của tế bào ung thư vú. Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch suy giảm. Hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò quan🌌 trọng trong việc tìm kiếm và loại bỏ các tế bào ung thư. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, góp phần gây ra ung thư.
Khi gặp căng thẳng, não bộ kích hoạt giải phóng một l🅺oạt hormone như cortisol tạo ra thay đổi về sinh lý. Cortisol có thể can thiệp vào các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Với phụ nữ mãn kinh, nồng độ cortisol cao hơn trong thời gian dài gây ra cơn bốc hỏa, rối loạ൲n giấc ngủ.
Lê Nguyễn (Theo Health Central)