Sốt cao kéo dài
Theo định nghĩa, sốt là tình trạng nhiệt đ🉐ộ tại hậu môn từ 38 độ C. Khi đo nhiệt độ dưới cánh tay của trẻ, hãy nhớ cộng thêm một độ vào kết quả để có được con số chính xác. Sốt là cách cơ thể phản ứng lại với các tác nhân để phòng ngừa nhiễm trùng và bị sốt cũng có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang hoạt động. Phụ huynh không nên chỉ nhìn vào nhiệt độ trên nhiệt kế mà cần theo dõi thêm các triệu chứng kèm theo của trẻ.
Với trẻ trên 6ꦚ tháng tuổi bị sốt, cha mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt như a🙈cetaminophen hoặc ibuprofen nhưng chỉ dùng khi thực sự cần thiết và theo dõi chặt chẽ liều lượng của thuốc. Hãy nhớ rằng, thuốc hạ sốt không chống lại nhiễm trùng gây sốt mà chỉ có tác dụng hạ sốt tạm thời.
Hầu hết các cơn sốt ở trẻ em không phải là trường hợp khẩn cấp về y tế nhưng với trẻ từ 2 tuổi trở lên sốt từ 38 độ, dai dẳng trong bốn ngày liên tiếp trở lên, cần được đưa tới bệnh viện. Ở trẻ dưới 2 tuổi cần được bác sĩ khám trong v🎃òng 48 giờ sau khi bị sốt.
Đau đầu
Những cơn đau đầu nhẹ sẽ biến mất khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc nghỉ ngơi nhưng với tìn👍h trạng nặng thì không. Nếu bé bị đau đầu kéo dài trong vài giờ, đau dữ dội đến mức chúng không thể ăn, chơi hay thậm chí làm những điều con yêu thích thì hãy đưa đi khám.
Đau đầu cũng có thể thường do các cơ ở da đầu căng cứng chứ không phải do vấn đề liên quan đến não nhưng trẻ đau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinh (chẳng hạn như nhầm lꦅẫn, mờ mắt hoặc đi lại khó khăn) nên được đi khám để bác sĩ đánh giá.
Nhức đầu kết hợp với sốt, nôn mửa, lú lẫ♔n, phát ban hoặc cứng cổ ở trẻ cũng cần được tư vấn bác sĩ chuyên khoa sớm. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc bệnh nặng như viêm màng não. Nhìn chung, đau đầu ở trẻ em là một trong những triệu chứng nguy hiểm.
Phát ban lan rộng
Tình trạng phát ban trên cánh tay hoặc bàn chân của bé thường vô hại nhưng nếu phát ban bao phủ༺ toàn bộ cơ thể, hãy kiểm tra tình trạng của bé bằng cách ch🔯ạm vào vết phát ban.
Nếu chúng chuyển sang màu 🤡trắng sau khi chạm và chuyển sang màu đỏ nếu thả tay ra thường không phải là vấn đề quá ngh♏iêm trọng. Đó có thể các loại phát ban do virus hay phản ứng dị ứng như nổi mề đay, thường sẽ được chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ và biến mất sau một vài ngày. Loại phát ban này cũng có thể xuất hiện trên mặt sau những cơn ho hoặc nôn mửa dữ dội, vì vậy không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt nếu chỉ tập trung ở một khu vực.
Ngược lại, những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da không đổi màu khi bạn ജấn vào có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết đặc biệt nếu có kèm theo sốt. Để đảm bảo an toàn cho bé, bất cứ khi nào con có những chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím không phai màu xuất hiện trên diện rộng hãy đi khám ngay lập tức.
Một loại phát ban lan rộng khác có thể là trường hợp khẩn cấp là nổi mề đay kèm theo sưng môi hoặc mặt, đôi khi bé còn cảm thấy khó thở. Những triệu chứng này cảnh báo tình trạng phản ứng phản vệ,ꦫ một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của con cần được đưa tới bệnh viện sớm.
Vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng
Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Nếu đó là tình trạngꦫ mất nước nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống dung dịch điện giải tại nhà nhưng việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu con⛦ có biểu hiện nặng hơn như không đi tiểu hoặc có biểu hiện ốm yếu, cha mẹ cần đưa tới bệnh viện.
Nôn nhiều lần kết hợp với tình trạng tiêu chảy nặng (từ 8 lần trong 8 giờ) sẽ dẫn tới mất nước nặng và cần được theo dõi chặt chẽ. Trẻ nhỏ có nguy cơ mấtꩵ nước cao nên khi thấy con tiêu chảy, nôn mửa liên tục, hãy đưa bé đến bệnh việܫn càng sớm càng tốt.
Cổ cứng
Cổ cứng hiếm khi chỉ là đau cơ mà có thể là dấu hiệu của viêm màng não, một trường hợp ng🍷uy hiểm ở trẻ cần được thăm khám ngay lập tức. Cha mẹ có thể thấy cổ con bị cứng đơ, không cử động cổ hoặc không nhìn được sang trái, pꦗhải.
Tuy nhiên, hãy theo dõi các triệu chứng kèm theo, chẳng hạn như sốt đơn thuần có thể chỉ là viêm amiđan hoặc sưng hạch bạch huyết, còn viêm màng não ౠsẽ có sốt kèm theo nhạy cảm với ánh sáng, bị đau đầu, nôn mửa và thờ ơ.
Nếu bé nhà bạn dưới một tuổi, hãy thận trọng theo dõi sức khỏe của con vì cơ thể trẻ sơ sinh khác với trẻ lớn hơn, khá nhạy cảm. Tuy nhiên, với trẻ em ở mọi lứa tuổi cha mẹ đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào về tình t✨rạng của con.
Bảo Bảo (Theo WebMD)