Ăn một bữa ăn no gần giờ đi ngủ
Bàng quang đầy nước tiểu và dạ dày đầy thức ăn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ăn một bữa lớn gần giờ đi ngủ có thể gây ra các triệu chứng ợ chua khi nằm xuống, khiến bạn khó chịu. Bạn còn phải thức dậy, đi vệ sinh nhiều lần trong đêm do uống quá trước lú🌃c lên giường. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có thể gây ra cả chứng tiểu đêm và ợ chua vào ban đêm.
Nằm tỉnh giấc trên giường
Người bị khó ngủ, mất ngủ mạn tính sẽ luôn cảm thấy trằn trọc, khó chợp mắt. Thay vì xoay người qua lại, cố gắng chìm vào giấc ngủ, bạn hãy thử một vài hoạt động thư giãn như đọc sách. Nếu bạn tiếp tục trằn trọc thì nên ra kh🐷ỏi giường và trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ.
Ngủ trưa quá nhiều
Điều này có thể gây tranh ra tranh cãi vì một số người đề cao lợi ích của giấc ngủ trưa. Nếu bạn ngủ trưa nhiều nhưng vẫn ngo�♏�n giấc vào ban đêm thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu một người đang gặp tình trạng khó ngủ nhưng lại ngủ trưa quá nhiều càng khiến "đổ thêm dầu vào lửa". Giấc ngủ trưa dài có thể làm giảm khả năng ngủ vào ban đêm. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể là gợi ý của chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ.
Sử dụng phòng ngủ như một phòng đa năng
Nếu phòng ngủ được trang bị tivi, hệ thống máy chơi game, máy tính, điện thoại๊ và các ꦅthiết bị khác thì sẽ có vô số thứ kích thích, khiến bạn khó buồn ngủ. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ thúc đẩy bộ não hoạt động. Do đó, bạn không nên lắp tivi trong phòng ngủ, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi lên giường.
Uống rượu, cà phê, hút thuốc lá trước khi đi ngủ
Một số người có thói quen thưởng thức một ly rượu để đi ngủ nhưꦫng điều này thực sự không có ích. Rượu có thể giúp bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng nó sẽ chia cắt các giai đoạn của giấc ngủ và làm cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn hơn. Rượu có thể làm trầm trọng thêm chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ nếu uống gần giờ lên giường.
Đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, soda và thực phẩm như sôcôla có tác dụng như chất kích thích giúp bạn tỉnh táo trong nhiều giờ. Tránh dùng các thực phẩm chức caffine trong 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ hoặc sớm hơn nếu bạn nhạy cảm với tác dụng của nó. 𝓀Tương tự như vậy, nicotine từ thuốc lá sẽ khiến người hút trằn trọc và cảm giác thèm ăn do cai thuốc lá có thể đánh thức bạn trong đêm.
Tập thể dục cường độ cao trước khi lên giường
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ rất có ích và 𓆉giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhưng tập ngay trước khi đi ngủ sẽ phản tác dụng. Nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp. Cố gắng giảm thiểu tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, trừ khi đó là thời gian duy nhất trong ngày mà bạn có thể tập thể dục. Bạn cũng nên tránh đi ngủ với mồ hôi nhễ nhại sau tập luyện.
N﷽gủ là một hoạt động yên tĩnh và thư giãn. Các hoạt động yên tĩnh như đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc tắm rửa sạch sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tinh thần và thể chất cho giấc ngủ tốt hơn. Bạn có thể dành khoảng 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ để cho cơ thể và tâm trí được thư giãn.
Ngủ ít hơn khi bận rộn
Hầu hết mọi người đều bận rộ꧋n vì những lý do khác nhau và một số chọn cách ngủ ít hơn để có thêm thời gian làm việc, tránh lãng phí. Tuy nhiên, bạn sẽ không tỉnh táo, khó tập trung, không đạt được nếu hiệu quả công việc như mong muốn nếu không nghỉ ngơi đầy đủ. Do đó, bạn nên ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để đáp ứng nhu cầu ngủ của cơ thể.
Thay đổi thời gian ngủ thường xuyên
Nếu bạn đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau hàng ngày thì cơ thể sẽ không có cảm giác khi nào cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủꦛ. Việc thay đổi thời gian ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Giữ thói quen đi ngủ và thức dậy cùng thời điểm vào các ngày cho giúp ngủ ngon hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách ấn định thời gian thức dậy nhờ đồng hồ báo thức và đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ.
Phòng ngủ quá lạnh, quá ấm hoặc quá ồn
Âm thanh chói tai, đèn bật sáng và ngột ngạt chỉ khiến bạn khó chợp mắt hơn. Giữ phòng ngủ thoải mái 🐼với ánh sáng, tiếng ồn thấp và nhiệt độ phù hợp là điều kiện cần thiết để bạn ngủ ngon hơn.
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)