Tiến sĩ Chin Lon Lin và các cộng sự thuộc Đại học Tử Chi (Đài Loan) đã 🀅thực hiện nghiên cứu với hơn 13.000 người, trong 6-9 năm. Họ là những người trên 50 tuổi và không có tiền sử đột quỵ, khoảng 30%ꦚ tình nguyện viên ăn chay toàn thời gian.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay có lợi và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Cụ thể, những người ăn chay có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 60-74% so với những người không ăn chay, nguౠy cơ đột quỵ xuất huyết thấp hơn 65% và nguy cơ đột quỵ tổng thể thấp hơn 48% so với những người không ăn chay.
Ngoài giảm nguy cơ đột quỵ, nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chế độ ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các loại ung thư, cũng như giảm nguy cơ mắc hội chứng cꦫhuyển hóa gồm béo phì và tiểu đường tuýp hai.
Có nhiều chế độ ăn chay khác nhau mà một🦄 người có thể lựa chọn. Ví dụ ăn kiêng lacto-ovo t🌄ránh thịt và cá nhưng tiêu thụ sữa và trứng; ăn chay tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhưng không có trứng; hoặc ăn chay có trứng nhưng không sữa.
Một số người không ăn thịt nhưng ăn cá. Đây là chế độ ăn kiêng pescatarian chứ không phải là chế độ ăn chay. Trong khi đó, chế độ ăn thuần chay không gồm tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những người theo chế độ ă﷽n chay nên lựa chọn thực phẩm sao cho đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, tránh bị rơi vào tì🎃nh trạng thiếu dinh dưỡng.
Có nhiều mẹo để chuyển từ chế độ ăn thường sang ăn chay. Ví dụ tìm hiểu các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực phẩm chay, lưu lại một số mẹo và công thức nấu ăn từ các webstie dành ch😼o người ăn chay hoặc cửa hàng thực phẩm chay. Bạn cũng có thể lên thực đơn các món ăn không có thịt nhưng vẫn cung cấp đủ protein, thực hiện thay đổi dần dần bắt đầu với thực phẩm không có thịt quen thuộc (như phô mai và salad), sau đó thêm vào danh mục các thực phẩm chay khác.
Mai Cát
(Theo Medical News Today)