Nghiên cứu do giáo sư Xin-Fu Zhou, phó Giáo sư Larisa Bobrovskaya và các chuyên gia thần kinh học tại Đại học 🌟Nam Aust💎ralia thực hiện. Họ xác định chế độ ăn giàu chất béo trong 30 tuần làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, suy giảm nhận thức, phát triển chứng rối loạn lo âu, trầm cảm và khiến bệnh Alzheimer trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu tiền lâm sàng cũng cho thấy chuột bị suy giảm nhận thức cũng 𒀰dễ tăng cân quá mức do sự trao đổi chất kém, gây🥀 ra bởi các thay đổi của não bộ.
Theo phó giáo sư Bobrovskaya, n🏅ghiên cứu bổ sung bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh béo phì mạn tính và tiểu đường với bệnh Alzheimer.
"Béo phì và tiểu đường làm suy giảm hệ thần kinh trung ương, làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm thần và su𒊎y giảm nhận thức. Chúng tôi đã chứng minh điều này trong nghiên cứu trên loài chuột", phó giáo sư Bobrovskaya nói.
Các cá thể chuột được chia ngẫu nhiên thành các nhóm, với chế độ ăn tiêu chuẩn và chế độ ăn giàu chất béo t🅘rong vòng 30 tuần, bắt đầu từ 8 tuần tuổi. Lượng thức ăn, trong lượng cơ thể và nồng độ glucose được theo dõi ở các khoảng thời gian kh🙈ác nhau. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho chuột xét nghiệm dung nạp glucose và insulin và rối loạn chức năng nhận thức.
Họ nhận thấy những🤡 con chuột🔴 với chế độ ăn nhiều chất béo đã tăng cân rất nhiều, phát triển tình trạng kháng insulin và bắt đầu có những biểu hiện bất thường so với những con được ăn theo chế độ tiêu chuẩn.
Các con chuột bị Alzheimer bị suy giảm nhận thức đáng kể,🌸 có những thay đổi bệnh lý trong não khi ăn chế độ nhiều chất béo.
"Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn khoảng 55%, bệnh nền tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ đó. Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm🌺 quan trọng của việc giải quyết tình trạng béo phì toàn cầu. Sự kết hợp giữa béo phì, tuổi cao và tình trạng tiểu đường dễ dẫn đến suy giảm khả năng n♒hận thức, bệnh Alzheimer và các loại rối loạn sức khỏe tâm thần khác", phó giáo sư Bobrovskaya nói.
Thục Linh (Theo Medical Express)