Đây là kết luận của một số nghiên cứu trên thế giới về nguy cơ mắc bệnh tiểu đườ♔ng type 2 khi ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Nghiên cứu của Đại học Sorbonne Paris Nord (Pháp) đã theo dõi thói quen ăn uống của hơn 104.000 người trưởng thành (trung bình 43 tuổi), không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường type 2. Các nhà khoa học đã tính toán mức độ tiếp xúc của người tham gia với nitrat và nitrit. Hai hóa chất n💯ày có trong thực phẩm, các chất phụ gia được sử dụng để cải thiện hương vị và thời hạn sử dụng của thịt chế biến sẵn, các loại thực phẩm đóng gói.
Nghiên cứu được công bố trên Plos Medicine vào tháng 1/2023 cho thấy, có khoảng 1.000 người mắc bệnh tiểu đường type 2 sau 7 năm theo dõi. Người tiêu thụ nhiều nitrit từ các chất phụ gia thực phẩm có khả năng mắc tiểu đường type 2 cao hơn 53% so với người có chế độ ăn 🥀uống có rất ít lượng thịt và thực phẩm chế biến. Nitrit được tìm thấy tự nhiên trong rau lá xanh và các loại thực phẩm nguyên chất khác cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng không đáng kể so với thực phẩm chế biến sẵn.
Nitrit làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 vì có thể làm hỏng tế bào tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường type 2 phát triển khi tuyến tụy không còn tạo ra hoặc không sử dụng hormone insulin hiệu quả để chu🦋yển hóa đườn��g trong thức ăn thành năng lượng.
Viện Hoạt động Thể chất và Dinh dưỡng thuộc Đại học Deakin Australia cũng phát hiện ra, các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, thịt nguội, thịt đóng gói... chứa phụ gia thực phẩm có chứa nhiều nitrit. Trong khi đó, một số loại loại thực phẩm chế biến sẵn có đến 76% nitrat từ phụ gia thực phẩm. Nitrit và nitrat là "thủ phạm" làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
Các nhà nghiên cứu Viện này khuyên mọi người nên có chế độ ăn nhiều thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế♚ như: trái cây, rau xanh🅠, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Rau củ có rất nhiều chất chống oxy hóa, góp phần chống lại bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm chế biến như thịt chế biến, thịt đỏ, nước ngọt và thực phẩm đóng gói nói chung cần hạn chế.
Nghiên cứu khác của Đại học Reading (Anh) cũng cho thấy, thịt chế biến kỹ với nhiều chất phụ gia thực phẩm có chứa nitrit, đường làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Người theo chế độ ăn nhiều thực vật hơn có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn so v♎ới người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Tập thể dục nhiều, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, không hút thuốc và hạn chế uống rượu cũng là cách giảm thiểu rủi ro mắc căn bệnh này.
Mai Cat
(Theo Everyday Health)