Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type♚ 2, theo nghiên cứu của Đại hꦿọc West Virginia (Mỹ). Cụ thể, ăn nhiều rau, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt có thể giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, tiểu đường type 2 và cải thiện kiểm soát đường huyết.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cứ tăng 66 g trong tổng lượng trái cây và rau củ tiêu thụ hàng ngày giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Điều này tương đương với việc tăng khoảng ½ chén rau cắt nhỏ hoặc một miếng trái cây cỡ trung bình. Đặc biệt, các loꦑại rau củ, rau lá xanh🅠 và táo có tác dụng cao hơn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của Đại học Bang Kansas (Mỹ) chỉ ra, nhóm thực phẩm thực vật (trái cây, rau củ, hạt, đậu...) chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có sự pha trộn độc đáo của tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất phytochemical và chất chống oxy hóa là một loại carbohydrate khó tiêu hóa. Carbohydrate này có nhiều vai trò như giữ cho ruột hoạt động đều đặn, hỗ trợ cảm giác no, giúp kéo cholesterol xấu ra khỏi máu và điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này khiến việc ăn nhiều thực vật có 🐈thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu 🐼đường và bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học của Đại học Bang Kansas khuyến nghị, mọi người nên có kế hoạch bữa ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc th🥃ực vật và hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt chế biến và thịt đỏ vì hai loại thịt này có xu hướng thúc đẩy kháng insulin, dẫn đến mắc tiểu đường type 2. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các l🤡oại thực phẩm gồm đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì gạo trắng... để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Nếu không quen ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây và rau củ, bạn nên bắt đầu từ từ. Ngoài bị choáng ngợp, việc bổ s𓂃ung quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn quá nhanh có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở bụng. Khi tăng lượng chất xơ, đồng thời tăng lượng nước tiêu thụ. Làm như vậy sẽ giúp giữ cho ruột hoạt động đều đặn và quen dần với chế độ ăn.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để giúp thêm nhiều thực vật vào chế độ ăn uống như: đặt mục tiêu một khẩu phần trái cây (một miếng nhỏ🔥) hoặc rau (1/2 chén) trong hầu hết các bữa ăn và bữa nhẹ, thêm rau sống vào món cuốn hay bánh mì sandwich để tăng thêm chất xơ, thêm 1/4 cốc hạt mỗi ngày hoặc ăn hạt vàobuổi sáng với món salad hay ăn cùng sữa chua, chọn thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt (bánh mỳ, bánh ăn kiêng, ăn vặt...), áp dụng ngày không thịt mỗi tuần một lần... Để không nhàm chán và cảm thấy nhạt nhẽo khi phải ăn toàn rau, bạn có thể chọn rau củ quả nhiều màu sắc như đỏ, tím, cam, vàng..., chế biến nhiều hình thức khác nhau vừa tăng hương vị vừa tăng cảm giác ngon, khiꦫến bạn ăn được nhiều hơn.
Mai Cat
(Theo Very Well Health)