"Trung Quốc không công nhận cái gọi là khu vực chính quyền trung ương Ladakh do Ấn Độ thành lập bất hợp pháp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói trong buổi họp báo ngày 29/9, đề c🔯ập đến khu vực tranh chấp nằm giữa biên giới hai nước.
Ấn Độ năm ngoái tuyên bố Ladakh là vùng lãnh thổ liên bang tách biệt ꧟với khu vực Jammu và Kashmir. Ông Uông không nêu lý do Trung Quốc tới💝 nay mới đưa ra tuyên bố bác bỏ động thái này của Ấn Độ, hay lý do họ coi quyết định này là điều "bất hợp pháp".
Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc phản ứng với quyết định lập khu vực chính quyền trung ương Ladakh của Ấn Độ liên quan⛄ đến những cuộc đụng độ nổ ra giữa hai bên gần đây dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) chạy qua khu vực này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn phả♋n đối việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm đóng và kiểm soát bằng lực lượng quân sự ở các khu vực biên giới tranh chấp, khẳng định bất cứ công trình mới nào được xây⛦ dựng ở Ladakh cũng đều vi phạm cam kết của lãnh đạo hai bên.
Ông cho rằng c♏ác thông tin về những căn cứ quân sự mới mới được Trung Quốc xây dựng trong khu vực là "hoàn toàn không đúng sự thật và có động cơ ngầm". Ông Uông tuyên bố lự🦋c lượng biên phòng Trung Quốc hoạt động dọc LAC "tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận liên quan".
Ấn Độ sau đó 🍨"phản đối kịch liệt" tuyên bố cách diễn giải của Trung Quốc về LAC dọc đường biên giới 3.500 km giữa hai nướ𝕴c.
"Ấn Độ chưa bao giờ chấp nhận cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) năm 1959 được xác định đơn phương. Lập trường ⭕này là nhất quán và được nhiều bên biết đến, kể cả phía Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Shrivastava nói.
Shrivastava nhắc lại ba hiệp định ký năm 1993, 1996 và 2005, nhấn mạnh hai nước "đã cam kết làm rõ và xác định LAC để đ🔯ạt được hiểu biết chung về vị trí đúng đắn của đường này". "Vì thế, việc Trung Quốc khăng khăng cho rằng chỉ có một LAC là trái với cam kết của nước này trong các hiệp định đã ký", Shrivastava nói.
Các hiệp định được Ấn Độ và Trung Quốc ký bao gồm Hiệp định Duy trì Hòa bình và Yên tĩnh dọc theo LAC năm 1993, Hiệp định về Các biện pháp Xây dựng lòng tin (CBM) trong lĩnh vực quân sự năm 1996, Nghị định thư về Thực hiện CBM và Thỏa thuận về Các giới💧 hạn chính trị và nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Ấn - Trung 2005.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc biên giới chưa phân định giữa hai nước ♑từ đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về🉐 biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển kꦑhai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút chuyển lương thực, nhiên liệu, trang phục vùng cực và nhiều loại vật tư khác lên khu vực biên giới, chuẩn bị cho giai đoạn thời tiết khắc nghiệt vào mùa đ🌠ông sắp tới. Các binh sĩ Ấn - Trung đóng dọc theo LAC sẽ phải chống chịu điều kiện khắc nghiệt khi khu vực này gần như bị cô lập trong mùa đông.
Nguyễn Tiến (Theo AP, Sputnik)