Hầu hết các cơn đột quỵ thuộc một trong hai loại là đột quỵ huyết khối (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc xuất huyết não. Loại thứ𓂃 nhất là do tắc nghẽn của cục máu đông, trong khi, loại thứ hai liên quan đến ch𒀰ảy máu trong não.
Đột quỵ huyết khối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ. Nó được chia thành hai lo𝔉ại dựa trên kích thước của 𒁃khu vực tắc nghẽn trong não gồm huyết khối mạch máu lớn và huyết khối mạch máu nhỏ.
Đột quỵ do mạch máu lớn xảy ra ở các động mạch cung cấp máu lớn cho não, chẳng hạn như động mạch cảnh hoặc động mạch não giữa. Loại đột quỵ này có thể gây 💦suy yếu thần kinh nghiêm trọng vì chúng làm hỏng một phần đáng kể của não, làm suy giảm một số khả năng thể chất và tinh thần. Đột quỵ do mạch máu lớn cũng có xu hướng gây sưng não, khiến cơn đột quỵ trở nên nguy hiểm hơ🐽n trong thời gian ngắn và có thể làm chậm quá trình phục hồi. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng đáng kể và ảnh hưởng lâu dài, chẳng hạn mất ngôn ngữ hoặc liệt nửa người.
Đột quỵ do mạch máu nhỏ xảy ra khi dòng máu đến mạch máu động mạch nhỏ và sâu bị tắc nghẽn. Loại đột quỵ này còn được gọi là đột🍸 quỵ lỗ khuyết hoặc đột quỵ dưới vỏ não. Huyết khối mạch máu nhỏ cũng có thể dẫn đến đột quỵ thân não.
Đột quỵ mạch máu nhỏ chỉ ảnh hưởng đến một vùng giới 🔯hạn của não. Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng mà nó có thể tạo ra những tác động nhỏ hoặc tàn tật đáng kể. Tổn thương đáng kể nếu nó tác động đến một vùng não chị♓u trách nhiệm về các khả năng thể chất hoặc nhận thức quan trọng.
Đột quỵ do huyết khối có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào của não với các triệu chứng tức thời hoặc kéo ♏dài. Các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, dữ dội; khó nói; mất ý thức; yếu liệt mặt; yếu một bên cơ thể; mất thăng bằng; đi lại khó khăn... Dưới đây là một số nguyên nhân gây 🐻đột quỵ huyết khối.
Xơ vữa động mạch hoặc hẹp mạch máu: Đột quỵ huyết khối thường xảᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚy ra nhất do hẹp động mạch ở đầu hoặc cổ, phổ biến nhất là do xơ vữa động mạch. Nguyên nhân có thể là huyết áp cao, bệnh tiểu đường, tích tụ ch🍎olesterol, chất béo và các mảnh vụn trong các phần của mạch máu. Theo thời gian, các mảnh vụn này trở nên dính hơn và khiến các tế bào máu tích tụ, hình thành cục máu đông.
Huyết áp cao: Huyết áp cao dai dẳng có thể làm hẹp mạch máu, dẫn đến đột quỵ do huyết khối. Tăng huy📖ết áp và xơ vữa động mạch 🦹là những tình trạng thường xảy ra cùng nhau, gây tổn thương thêm cho các mạch máu.
Cholesterol cao: Nồ𒉰ng độ cholesterol cao có thể khiến cholesterol và chất béo lắng đọng trong mạch máu, làm trầm trọng thêm nguy cơ đột quỵ do huyết khối.
Bệnh tiểu đường: Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến, có thể gây hẹp các mạch máu lớn và 🍸nhỏ dẫn đến hình thành huyếtꦛ khối và hậu quả là đột quỵ.
Rối loạn đông máu: Một số rối𓃲 loạn đông máu làm cho các cục máu đông hình thành nhiều꧋ hơn, làm tăng khả năng đột quỵ do huyết khối.
Hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp của đột quỵ và bệ𒅌nh tim vì nó gây tổn thương các mạch máu khắp cơ thể.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh mạch máu não. Những loại thuốc này cũng có thể dẫn đến sự thu hẹp đột ngột và hoặc co thắt mạch máu, làm chặn dòng máu đến một 🐬vùng não trong một thời gian ngắn.
Chấn thương mạch máu ở cổ: Mặc dùꦉ không phổ biến nhưng có những trường hợp chấn꧒ thương nặng có thể hình thành cục máu đông.
Cơn thiếu máu não thoáng qua: Đột quỵ hꦅuyết khối có thể xảy🉐 ra sau cơn thiếu máu não thoáng qua, còn được gọi là "đột quỵ nhỏ" hoặc TIA. TIA có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ và thường là dấu hiệu của một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Các triệu chứng của TIA tương tự như các triệu chứng của đột quỵ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa. Những thay đổi lối sống như giảm cân, bỏ thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn và dùng thuốc điều t♕rị các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường... có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)