"Tôi hiện có một con đầu lòng hơn một tuổi. Ngày nào tôi cũng dành vài khung thời gian cố định trong ngày để nói chuyện bằng tiếng Anh cùng con. Tôi còn mở loa p🧸hát tiếng Anh cả ngày để cho con nghe. Việc nghe này vừa giúp tôi thấm ngoại ngữ vì bản thân cũng không quá giỏi, mặ💖t khác vừa nhằm mục tiêu dạy con làm quen với tiếng Anh ngay từ nhỏ.
Chồng lần đầu thấy tôi nói tiếng Anh cùng con và nghe laptop ra rả cả ngày cũng tỏ vẻ khó chịu. Nhưng sau đó, tôi phải giải ൲thích cho chồng rất nhiều về phương pháp dạy con nên anh mới hiểu. Vì khi tôi nói tiếng Anh với con thì trình độ ngoại ngữ của tôi cũng tăng lên mỗi ngày. Giai đoạn này, tôi chỉ ở nhà chăm con nhỏ, nhưng trước đây, tôi cũng từng làm cho công ty nước ngoài và cảm thấy công việc của mình rất hạn chế nếu không giỏi tiếng Anh.
Việc cho con đi học trung tâm thì quá đơn giản, nhưng cùng con phát triển thì không phải ai cũng đủ chịu khó để làm. Các bậc cha mẹ đừng sợ trẻ 🌼bị rối loạn ngôn ngữ vì giai đoạn 3-4 tuổi, tất cả các bé học hai thứ tiếng trở lên sẽ đều xảy ra tình trạng vay mượn ngôn ngữ lẫn nhau. Sẽ có trường hợp trong một câu nói, bé vừa dùng tiếng Anh lại chêm cả tiếng Việt. Đó là chuyện hết sức bình thường. Điều quan trọng là người đồng hành (cha mẹ) cần kiên trì hướng dẫn bé để thống nhất một ngôn ngữ trong một hoàn cảnh nói. Việc này sẽ mất một thời gian để bé điều chỉnh lại.
Tôi cho rằng, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu để hiểu rõ hơn về phương pháp dạy tiếng Anh sớm cho trẻ. Có rất nhiều nguồn để bạn dạy con ngoại ngữ: các kênh Youtube học tiếng Anh, kênh dạy con song ngữ. Những trang này điều có các phương pháp, phân tích rõ ràng, khoa học và các video giúp các b𝐆a mẹ biết cách tương tác bằng tiếng Anh với con".
Đó là quan điểm của độc giả Hoa xung quanh câu chuyện dạy tiếng Anh cho trẻ từ sớm. Với mong muốn giúp con phát triển toàn diện, rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã và đang cho con em mình học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Thậm chí nhiều gia đình đã bắt đầu cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ lúc các bé chỉ mới bập bẹ gọi ba mẹ. Tuy nhiên, không ít phụ huynh lại tỏ ra lo lắng khi không biết việc cho học Anh văn từ quá sớm liệu có tốt cho trẻ hay không?
>> Tôi dạy con tiếng Anh trước tiếng Việt
Với quan điểm trái ngược, bạn đọc Peony lại không ủng hộ việc cho trẻ học tiếng Anh từ quá sớm: "Tôi thấy nhiều cha mẹ ép con học tiếng Anh rồi khổ cả bố mẹ lẫn con cái. Đó là chưa kể bố mẹ phát âm không chuẩn, kéo theo việc con nói tiếng Anh không ai hiểu gì. Học là việc cả đời, học muộn chút mà có hứng thú vẫn tốt hơn là b𒁃ị ép học lúc còn quá nhỏ. Tiếng Anh cũng không quá quan trọng, chỉ là công cụ giao tiếp, nên hãy để trẻ tập trung vào những môn bé thích. Tôi biết nhiều người Việt có công vi⛦ệc rất tốt, lương rất cao ở Mỹ, dù họ cực giỏi chuyên môn nhưng tiếng Anh khá tệ, chỉ đủ mức yêu cầu tối thiểu cho công việc.
Chia sẻ một chút kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi: 10 tuổi, tôi bắt đầu học lớp vỡ lòng do giáo viên người Canada dạy để phát âm đúng hơn. Trước đó, tôi không biết một chữ tiếng Anh nào. Nhà không giàu nên tôi chỉ học khoảng hơn một năm là nghỉ. Sau đó, tôi chủ yếu tự học ở nhà qua mấy đĩa CD, không đi học thêm ở đâu. Tôi đọc sách (hồi đó phải tải sách về, in ra, tra từ điển giấy nên hơi vất vả), xem phim bằng tiếng Anh có phụ đề. Kỹ năng nói của tôi khá yếu, nhưng sống ở nước ngoài một thời gian thì đã khá hơn, tôi cũng hay luyện nói qua các app. Còn ác kỹ năng nghe, đọc, viết của tôi khá ổn.
Về vấn ജđề nói tiếng Anh chêm vào tiếng Việt, theo tôi, mỗi ngôn ngữ đều có cái đẹp riêng, khi nào không kiếm được từ tươ🎉ng ứng trong tiếng Việt thì mới nên dùng tiếng Anh thay thế. Nhưng vấn đề này không phải chỉ người Việt mới gặp phải. Trong sách, phim và cả ngoài đời, thỉnh thoảng tôi cũng gặp những người Anh, Mỹ thích chen tiếng Pháp vào lời văn, câu nói".
>> Bạn dạy con tiếng Anh từ bao nhiêu tuổi? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.