Đọc bài viết "Ông bố nói chuyện tiếng A🥃nh với con từ khi 7 tuần tuổi", tôi thấy khâm phục và rất đồng tình với phương pháp dạy con này. Trẻ em học ngoại ngữ tốt nhất là từ 4-7 tuổi. Sau thời gian này, não bộ của bé sẽ chỉ học được⭕ theo kiểu dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh (word by word)... Như vậy, trẻ sẽ không còn giữ được khả năng tư duy bằng ngoại ngữ như trong giai đoạn "vàng" tr💫ước đó nữa.
Có nhiều người lo🌟 ngại rằng cho trẻ học tiếng Anh quá sớm sẽ khiến bé quên mất tiếng Việt. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Con được sống trong môi trường trong nước, toàn người Việt xung quanh nên có không học cũng vẫn biết tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, tiếng Anh lại rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập thế giới. Thế giới bây giờ giao tiếp hầu như bằng tiếng Anh, nên về tương lai, khi con cái bạn đi học, đi làm sẽ rất cần ngoại ngữ để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Do vậy, dành thời gian cho trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ là cách chuẩn bị tốt nhất để con có được tương lai tốt hơn.
Tôi đã chứng kiến rất nhiều bố mẹ áp dụng thành công phương pháp dạy tiếng Anh cho 🅠con từ nhỏ. Con họ khi lớn lên có thể sử dụng rất tốt cả hai ngôn ngữ, không hề lẫn vào nhau. Điều quan trọng nhất là cách thức chúng ta để trẻ tiếp cận ngoại ngữ mà thôi. Theo tôi, cái gì khó nên học trước, học ngoại ngữ càng sớm lại càng tốt. Hãy để con thực sự thấy được cái hay của ngôn ngữ và thích chúng thay vì ép buộc trẻ phải học.
Con tôi cũng được tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ khi bập bẹ tập nói. Thế nên bé biết đọc bảng chữ cái, đếm số từ một đến 10 bằng tiếng Anh trước cả tiếng Việt. Con cũng biết nói "hello", "goodbye" trước cả "xin chào" hay "tạm biệt". Bố mẹ tôi là người tꦜhuộc thế hệ cũ nên luôn lo lắng rằng cháu sẽ mất gốc, không biết tiếng Việt. Nhưng tôi hoàn toàn không hề lo ngại chuyện đó vì chúng tôi đang sống ở trong nước, sau này đi học, tiếp xúc môi trường bên ngoài toàn người Việt, con ắt sẽ nói được tiếng mẹ đẻ.
>> Sai lầm khi không 🐲cho con học tiếng Anh từ 2 tuổi?
Giờ con tôi bốn tuổi, cháu vẫn đang nói song ngữ. Ở nhà con thường trò chuyện với ông bà bằng tiếng Việt. Còn k꧑hi ở với bố mẹ, cháu lại thích nói tiếng Anh hơn. Cả hai ngôn ngữ con đều nói thông thạo, hoàn toàn không có chuyện khiếm khuyết nào như người ta hay lo ngại. Tôi nghĩ rằng, đây là cách rất tốt để bé phát triển tư duy ngôn ngữ. Điều này sẽ chỉ có lợi cho con sau này vì đã sớm được làm quen ngôn ngữ thứ hai trước các bạn bè đồng trang lứa.
Tôi thấy, nhiều người đang có thái độ khá gay gắt về chuyện cho trẻ học tiếng Anh từ sớm. Đó là tư tưởng có phần bảo thủ. Trẻ con dưới năm tuổi là thời điểm "vàng" để học được mọi loại ngôn ngữ. Trẻ có thể học cùng lúc nhiều ngoại ngữ mà không hề bị loạn. Điều này đã được nhiều người kiểm chứng. Thậm chí, nó còn giúp kích thích sự phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ của trẻ một cách tự nhiên. Nếu bạn không cho con tiếp xúc và học tiếng Anh ngay từ nhỏ, bé dần sẽ mất đi vốn liếng tiếng Anh khi đạt 7-8 tuổi, khiến quãng thời gian học ngoại ngữ sau đó sẽ vất vả hơn nhiều.
Tất nhiên, sẽ có nhiều người phản biện rằng "tôi học tiếng Anh muộn cũng vẫn giỏi đấy thôi". Nhưng xin thưa, đó chỉ là học thụ động và phải tốn rất nhiều công sức, cũng như không phải ai cũng làm được. Trong🍎 khi đó, để trẻ tiếp xúc với 🌳ngoại ngữ từ nhỏ, chúng sẽ không bị rơi vào trạng thái bị ép buộc học. Ngược lại, trẻ sẽ tự hình thảnh được phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên, từ đó giúp chúng dễ tiếp thu và yêu thích.
>> Theo bạn, có nên cho trẻ học tiếng Anh từ sớm ? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.