Chị Trương Thu Vân (36 tuổi, TP HCM) vừa xuất viện sau 10 ngày điều trị nhiễm sán dây chó. Người bệnh hồi phục dần. Các chỉ số x🥀ét nghiệm được cải thiện so với khi nhập viện. Bác sĩ đánh giá chị đáp ứng lâm sàng tốt.
ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân (Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết, trước đó chị Vân bị sốt, đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn nhiều 🐼ngày. Chị đã đi khám ở bệnh viện khác, được chẩn đoán và đꦯiều trị viêm dạ dày HP (Helicobacter pylori). Tuy nhiên, bệnh không thuyên giảm.
Kết quả xét nghiệm máu, huyết thanh, siêu âm cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm sán dây chó Echinococcus và bội nhiễm vi trùng, tổn thương ở gan phải, nhiều♛ ổ áp xe rải rác khắp nhu mô gan.
Bệnh nhân Vân được điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch kháng sinh, uống thuốc diệt giun sán...ꦡ Phác đồ là vừa điều trị tổn thương gan, vừa đi kèm như buồn nôn, nôn ói, ăn uống kém... Sau 10 ngày nằm viện, chị Vân đáp ứng thuốc tốt và được xuất viện điều trị ngoại trú.
Bác sĩ Quỳnh Ngân theo dõi và điều trị ngoại trú cho n🍌gười bệnh trong 3 tháng tiếp theo. Các tổn thương ở gan nhỏ dần, chỉ số xét nghiệm máu bạch cầu á🍨i toan về bình thường. Bệnh nhân ăn uống được, lên cân, khỏe hơn.
Bác sĩ Quỳnh Ngân cảnh báo về nguy cơ nhiều người có thể nhiễm sán dây chó do tiếp xúc với động vật, nhất là gia súc như heo, dê, ngựa, cừu... chó Echinococcus ở người có hai thể nghiêm t🔜rọng nhất gồm bệnh ಌnang sán Echinococcosis và bệnh ở phế nang phổi Echinococcosis alveolar. Ký sinh trùng tồn tại trong ruột của các loại gia súc, đẻ trứng và phát tán ra ngoài qua phân. Con người tiếp xúc với phân động vật, ăn thức ăn nhiễm phân động vật hoặc vuốt ve động vật có thể làm trứng sán dính vào tay... Theo đó, trứng sán xâm nhập vào đường ruột và theo các hệ thống tuần hoàn lây lan khắp cơ thể.
Bệnh sán dây chó có thời gian ủ bệnh lâu, vài tháng đến vài năm nên người nhiễm rất khó nhận biết và khó chẩn đoán. Người bệnh có thể được phát hiện tình cờ thông qua tầm soát, điều trị một bệnh lý khác. Nhiễm sán dây chó có thể có các biểu hiện như ngứa ngáy, phát ban, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sưng hạch lympho cổ, rối loạn giấc 🍷ngủ, rối loạn hành vi... Đến khi có biểu hiện cụ thể, người bệnh có thể đã bị áp xe, bội nhiễm vi trùng.
Bác sĩ Quỳnh Ngân cho biết thêm, tùy theo vị trí nhiễm sán người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Khi sán dây xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ hình thành và gây chèn ép các cơ quan nội tạng. Trường hợp nang sán vỡ ra làm cho các cơ quan nội tạng bị nhiễm độc và hình thành các nang sán thứ phát. Người bệnh sẽ có triệu chứng dị ứng, choáng váng và có thể tử vong khi nang sán thứ phát xuất hiện. Với những nang sán có thể mổ được, bác sĩ sẽ chỉ định pᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhẫu thuật bóc tách.
Để phòng ngừa bệnh, bác sĩ Quỳnh Ngân khuyến cáo mọi người khám sಞức khỏe định kỳ, giữ vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi, rửa kỹ trái cây và rau củ quả. Khi chăm sóc thú cưng, gia đình nên đảm bảo vệ sinh và xử lý chất thải đúng cách, điều trị triệt để khi thú cưng có sán. Các thành viên trong gia đình cần tẩy giun định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Khi nghi ngờ nhiễm sán dây chó, người bệnh cần đến ngay các bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
* Tên bệnh nhân đã thay đổi.
Hân Thái