BS.CKII🌱 Nguyễn Thị Hạnh Lê, Trưởng đơn vị Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết sởi lây truyền qua đường hô hấp, do đó dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ... Bệnh nhi mắc sởi thường sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, phát ban ở vùng mặt, nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể.
Trẻ mắc bệnh phꦕổi ăn kém, tiêu chảy, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sởi. Bệnh có thể dẫn đến nhiều ꦐbiến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt. Trẻ suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính... có nguy cơ trở nặng.
Hiện bệnh chưa có phương pháp điều trị sởi đặc hiệu. Bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, kết hợp với dùng thuốc, nghỉ ngơi, ăn uống hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số cácꦅh giúp t🧔rẻ phòng bệnh khi quay lại trường học.
Tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Cha mẹ cho trẻ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng✅ chất. Bé nên ưu tiên rau củ quả để tăng sức đề kháng, sữa chua hỗ trợ tiêu hóa. Canxi, phốt pho góp phần giúp cơ thể trẻ tạo xương, tạo răng,♋ đảm bảo chức năng thần kinh, quá trình đông máu bình thường.
Bé cần vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Khi đưa trẻ đi học, phụ huyn🦩h nên đeo khẩu trang, giữ ấm cổ họng trẻ nếu trời lạnh, trang bị thêm dung dịch rửa tay cá nhân. Bé hạn chế đến những nơi đông người nế﷽u không cần thiết.
Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh
Nếu trong trường lớp trẻ có ca nghi nhiễm sởi thì cần cách ly trẻ bệnh đủ 7 ngày kể từ ngày phát ban. Vệ sinh bề mặt bằng các dung dịch khử khuẩn. Trẻ có biểu hiện n🐻ghi ngờ sởi, phụ huynh cần đưa con đi khám, điề🗹u trị và tái khám theo hẹn, theo dõi biến chứng có thể xảy ra.
cần được ăn nhiều nhóm thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước (dung dịch oresol hay nước ép hoa quả tươi). Nếu trẻ bị sốt hoặc ho, có thể cho uống thuốc theo chỉ đ🔥ịnh của bác sĩ, không tự ý điều trị bằng kháng sinh hay lá thuốc, trùm kín trẻ, kiêng nước, kiêng ăn uống... Đây là những quan niệm sai lầm dễ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
Tiêm vaccine
Theo bác sĩ Hạnh Lê, khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm vaccine. Trẻ có thể tiêm vaccine sởi đơn hoặc dạng phối hợp sởi - quai bị - rꦓubella. Để đảm bảo hiệu quả, bé tiêm mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi đủ 18 tháng tuổi.
"Khoảng 80-85% trẻ đáp ứng miễn dịch khi được tiêm mũi đầu, khi tiêm mũi thứ💫 2 tỷ lệ bảo vệ là ✱90-95%", bác sĩ Hạnh Lê nói.
Đình Lâm
Độc giả gửi câu hỏi về Nhi - Sơ sinh tại đây để bác sĩ giải đáp |