Bà Huệ ngã đứt dây chằng chéo trước ở chân phải 4 năm trước, đã được phẫu thuật tái tạo bằng gân tự thân. Một năm sau, dây chằng này lại đứt và được tái tạo l💦ần nữa. Vài năm sau, chân bà vẫn đau và khó đi l🔯ại.
Hôm 6/6, ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Lưu, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người bệnh bị tái đứt dây chằng chéo trước lần ba. Sau khi ca phẫu thuật lần hai xuất hiện bất thường, người bệnh không điều trị ngay mà cố gắng đi lại, dẫn đến biến chứng teo cơ, cơ đùi phải chỉ bằng 1/2😼 đùi trái, loãng xương nặng, sụn chêm rách lớn và gây kẹt khớp, thoái hóa khớp nhẹ. Đây là những nguyên nhân gây đau và lỏng lẻo khớp gối.
Người bệnh lớn tuổi, bác sĩ chỉ định tái tạo dây chằng chéo trước bằng dây chằng nhân tạo. Đây là tổ hợp khoảng 3.000 sợi polyethylene bện lại với nhau nên có độ l🌊inh hoạt, mềm dẻo và khả năng chịu lực rất cao, giảm tối đa nguy cơ tái đứt.
Với sụn chêm, thông thường, nếu vết rách nhỏ, bác sĩ loại bỏ phần tổn thương. Trường hợp bà Huệ, toàn bộ sụn chêm ngoài r🍃ách dạng quai xách, gây kẹt khớp, nếu loại bỏ toàn bộ tổn thương sẽ làm khớp gối mất đi lớp đệm giữa hai đầu xương, thúc đẩy thoái hóa phát triển. Bác sĩ quyết định khâu lại sụn chêm cho bà.
Ca phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi, ít xâm lấn, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Tính thẩm mỹ được đảm bảo, người bệnh ít m♒ất máu, giảm đau tốt, có thể sớm tập phục hồi chức năng.
Các bài tập chức năng được cá thể hóa theo sát quá trình phục hồi của bà Huệ, từ đi bằng nạng đến tập chống chân, chịu lực hoàn toàn và tập cơ đùi tích cực. Tuần thứ 4 sau phẫu thuật, người bệnh có thể gấp duỗi gối thoải máiꦬ, biên độ vận động khôi🦩 phục gần như hoàn toàn. Dự kiến đến tuần thứ 6, bà có thể đi lại như bình thường.
Theo bác sĩ Lưu, tổn thương dây chằng có thể do té ngã, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể làm suy giảm khả năng vận động, teo cơ, cứng hoặc lỏng khớp, thoái hó🧜a khớp sớm. Các tổn thương kèm theo như rách sụn chêm hoặc đứt các dây chằng khác cần được phát hiện đầy đủ và điều trị toàn diện, phục hồi chức năng phù hợp để tránh ca mổ thất bại.
Trường hợp nhẹ như giãn hoặc đứt bán cấp dây chằng có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc uống, nẹp hoặc tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn cần phải mổ. Tùy tình trạng cụ thể và nhu cầu vận động của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định tái tạo dây chằng bằng gân tự thân hoặc kết hợp gân tự thân và dây c🐷h⭕ằng nhân tạo.
Với phương pháp nội soi, có thể đồng thời xử lý tổn thương ở các bộ phận khác như sụn chêm,ꦡ gân, cơ... trong cùng một ca phẫu thuật. Người bệnh có thể đi lại sau mổ 1-2 ngày, chạy sau hai tháng và chơi thể thao lại sau 6 tháng. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi xảy ra chấn thương để kịp thờꦆi điều trị, tránh nguy cơ phát sinh biến chứng.
Phi Hồng
20h ngày 6/6, chương trình tư vấn trực tuyến "Tái tạo dây chằng sau chấn thương - Từ tự thân đến nhân tạo công nghệ cao" được phát trên fanpage VnExpress. Chương trình có các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tham gia gồm ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, Trưởng khoa Y họ🍨c thể thao và Nội soi; ThS.BS.CKI Ngu🍬yễn Văn Lưu, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình; BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh, Khoa Phục hồi chức năng, và BS.CKII Trần Tuấn Anh, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Độc giả gửi câu hỏi để được tư vấn. |
* Tên người bệnh đã được thay đổi