Theo dõi những tranh luận về việc cấm xe máy trong thời gian gần đây, tôi thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều, người ủng hộ, người hoài nghi. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tìm hiểu thực tế và từng bước điều chỉnh vấn đề giao thông. Trước khi bước sang một trang mới, nên có sự chuẩn bị, thay đổi dần dần để tránh tạo nên nh♛ững cú sốc trong xã hội.
Tôi có dịp đến Boston, bang Massachusetts (Mỹ), và ở đó một tuần. Tôi thử đặt câu hỏi: nếu sống ở đây, mình sẽ sẽ cần đi những đâu, di chuyển bằng phương tiện gì? Và cuối cùng, tôi nhận r꧂a được rằng, mình không cần tới xe cá nhân, vì đi bộ chỉ mất khoảng bảy phút từ nhà đến trạm tàu điện, bước xuống tàu điện lại đi bộ thêm năm phút nữa là đến trung tâm mua sắm, công viên, Harvard, MIT, UMASS (University of Massachusetts)...
Tôi không có ý so sánh giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng muốn nhấn mạnh một vấn đề rằng một người dù sống ở bất cứ đâu, thứ họ quan tâm nhất vẫn là những nhu cầu hoạt động, sinh sống bình thường: từ cái ăn, cái mặc, vui chơi giải trí, giáo dục, sức khỏe, công việc... sẽ được di chuyển bằng cách nào? Thử hỏi nếu không có hệ thống tàu điện ở Boston, đương nhiên tôi chỉ có thể di chuyển đến chỗ này, chỗ kia bằng xe cá nhân, taxi, chẳng khác gì♓ ở Việt Nam.
Tôi nghĩ mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều là tế bào của cơ thể xã hội. Khi tế bào hoạt động khỏe tốt, thì cơ thể sẽ khỏe mạnh; hoặc ngược lại sẽ làm cơ thể yếu ớt. Thế nên không thể nói "cứ cấm xe máy luôn đi vì nó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân". Ở đây, tôi nghĩ nên từng bước một thay đổi cách hoạt động của tế bào để đảm bảo cơ thể khỏe🍷 mạnh. Không nên xóa bỏ một cách quá quyết liệt phương tiện giao 🔯thông tế bào đang dùng để vận chuyển.
Tôi nghĩ cũng không nên gay gắt với xe máy, vì phương tiện này cũng đã một phần giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển. Nếu so sánh giữa thập niên 80, 90 của thế kỷ trước với 20 năm gần đây, chúng ta sẽ hiểu rõ xe máy có đóng góp vào phát triển kinh tế thế nào? Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ từng bước hạn chế xe máy ra sao?
>> 'Cấm xe máy là phù hợp xu thế phát triển'
Tôi tạm chia ra ba độ tuổi (thế hệ): học♛ sinh - sinh viên, người lao động, người nghỉ hưu. Độ tuổi học sinh - sinh viên và người lao động là lực lượng tham gia giao thông mỗi♏ ngày với mật độ lớn nhất.
Với học sinh - sinh viên, tôi nghĩ Sở giáo dục nên có hệ thống school bus (tương tự như ở Mỹ) cho mỗi trường phổ thông (đón học sinh từ sáu giờ sáng, đến trường trước bảy giờ sáng). Nếu có school bus thì cha mẹ sẽ không phải tham gia giao thông buổi sáng và buổi chiều chỉ để đưa đón con đi học. Một chiếc school bus đưa đón khoảng 30 học sinh thay vì 30 xe máy. Khoảng thời gian school bus tham gia giao thông sẽ hạn chế được số lượng lớn xe máy tham gia giao thông.
Ngoài ra, tùy vào ngành nghề của độ tuổi lao động, chúng ta có thể khuyến khích các công ty làm việc lệch giờ nhau (giờ vào làm và tan♏ ca chênh lệch nhau một giờ đồng hồ), như thế sẽ giảm mức độ kẹt xe vào một khung giờ cao điểm. Các cha mẹ đi làm cũng sẽ yên tâm vì đã có school bus đưa con họ đi học về. Tất nhiên, đây cũng chỉ là một ví dụ trong rất nhiều cách hạn chế kẹt xe.
Tôi cũng có một ý tưởng khác: nếu một gia đình có bốn người; phạm vi đi học, đi làm khoảng 1-7 km. Nếu dọc lề đường có dãy khung để xe đạp tự khóa được và có sự hiện diện của nhân viên xã, phường, thì tôi nghĩ gia đình đó sẽ chỉ cần một xe máy và ba xe đạp.
Chúng ta có thể tăng thuế nơi t⛦rông giữ xe máy, phần thuế tăng này dùng để trả lương cho nhân viên xã, phường quản lý xe đạp. Còn xe đạp thì được trông giữ miễn phí. Tôi nghĩ, sau một thời gian, đa số gia đình sẽ tìm ra được mặt thuận lợi của việc đi xe đạp, họ vẫn có xe máy nhưng sẽ đi ít hơn, chỉ để phòng hờ những trường hợp khẩn cấp như cấp cứu hoặc cꦫần đi xa.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.