Trả lời:
Tăng tiết mồ hôi tay là bệnh thường gặp, ảnh hưởng khoảng 3-5% dân số trên toàn thế giới. Với người khỏe mạnh, ở điều kiện thời tiết bình thường, dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi sẽ không phát tín hiệu. Chúng chỉ hoạt động mạnh ở nhiệt độ cao hoặc khi cơ thể sốt, lo lắng, căng thẳng, chơi thể thao cường độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi, các dây thần kinh này sẽ hoạt động mạnh trong mọi hoàn cảnh (ngay cả khi trong môi trường mát mẻ hoặc lúc n🧸ghỉ ngơi hay khi bơi lội), dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi liên tục.
Tăng tiết mồ hôi có 2 nhóm: tăng tiết mồ hôi nguy🔯ên phát (không có nguyên nhân rõ ràng) và tăng tiết mồ hôi thứ phát (nguyên nhân bệnh lý hoặc do thuốc). Các vùng cơ thể thường ♈ra mồ hôi nhiều nhất là bàn tay, bàn chân, nách, vùng đầu mặt, và đối xứng cả hai bên.
Bạn bị đổ mồ hôi tay chân hơn 10 năm nay. Nếu trước đây bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc các bệnh mạn tính (đái tháo đường, cường giáp, gout, suy tim, viêm khớp dạng thấp...) không uống các loại thuốc chữa bệnh khác (Alzheimer, thuốc chống trầm cảm...) thì khả năng bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh dễ tái lại. Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều còn dễ gây ẩm mốc da, nhiễm nấm (đặc biệt ở n♕hững vùng da kín như bàn chân, nách, bẹn), gây mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người x𓆉ung quanh.
Có nhiều phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi. Với những trường hợp mức độ nhẹ, chúng tôi khuyên bạn thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp giảm tiết ꦫmồ hôi. Một trong số đó là bôi chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua (Drysol), giúp ngăn ngừa tiết mồ hôi thông qua cơ chế tạo kết tủa làm tắc tuyến mồ hôi. Bạn thoa dung dịch này ở vị trí ra nhiều mồ hôi (tay, nách, chân...) mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ đến khi đạt hiệu qu🏅ả, sau đó duy trì mỗi tuần một lần.
Một biện pháp khác là công n🎉ghệ điện chuyển ion (sử dụng một thiết bị cung cấp dòng điện thế thấp cho vùng cơ thể trị liệu ngâm trong nước điện ion). Các phân tử ion sẽ vô hiệu hóa hoạt động của tuyến mồ hôi. Đây là liệu pháp an toàn song thời gian tác dụng ngắn, cần thực hiện nhiều lần.
Bên cạnh đó, đôi khi bạn cần phải kết hợp với ꦚthuốc (kháng cholinergic, chống trầm cảm) hoặc tiêm botox. Thuốc kháng cholinergic có hiệu quả trong việc giảm chứng đổ mồ hôi toàn thân, tiêm botox thường được sử dụng với trường hợp tăng tiết mồ hôi ở nách. Mục tiêu là ngăn chặn các dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi hoặc vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi, có tác dụng vài tuần đến vài tháng.
Nếu những biện pháp trên không đạt hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật hiện đại, thẩm mỹ, ít tái phát, an toàn nếu được thực hiện ở những cơ sở y tế c🙈huyên sâu, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Bác sĩ sẽ rạch hai hoặc ba đường mổ nhỏ (0,5 - 1 cm) ở vùng nách, đưa dụng cụ nội soi vào quan sát và cắt bỏ hạch giao cảm chi phối tiết mồ hôi ở vùng tươ🍷ng ứng của cơ thể.
Bên cạnh tuân thủ điều trị, bạn có thể kết hợp một số cách giúp giảm tiết mồ hôi như: mặc trang phục rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thoáng khí (cotton, lụa...); chọn loại tất có khả năng hút ẩm tốt; tắm từ 1-2 lần mỗi ngày bằng xà phòng diệt khuẩn để kiểm soát vi khuẩn trú trên da; uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày; sử dụng miếng lót cho vùng nách và lót giày để hỗ trợ thấm mồ hôi... Ngoài ra, bạn nên mang theo áo ✅dự phòng nếu tập thể dục cường độ cao hoặc di chuyển hay làm việc ngoài trời nắng nóng. Đồng thời, bạn nên hạn chế thức ăn cay, đồ uống có cồn và cafein vì chúng kích thích mồ hôi tiết nhiều hơn.
Như vậy, tình trạng đổ mồ hôi tay của bạn hoàn toàn có thể khắc phục triệt để. Bạn nên đi khám sớm, tùy theo♛ tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
BS.CKI Trần Quốc Hoài
Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, BVĐK Tâm Anh TP HCM