Bé Huyền được mở hậu môn tạm ngay sau sinh nhưng bị nhiễm trùng, viêm, loét. Sau đó, gia đình đưa bé đế✨n Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để chăm sóc vết thương. Tại đây, bác sĩ chỉ định phẫu thuật tạo hậu môn thật. Hai tháng sau, bé cứng cáp hơn, được mổ đóng hậu môn tạm. Sau ba giờ, ê kíp phẫu thuật đóng hậu môn tạm giúp trẻ đi đại tiện bình thường.
Ngày 20/8, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết dị dạng hậu môn trực tràng là dị tật bẩm sinhဣ ở trẻ. Bệnh nhân bị hẹp hậu môn có thể được nong hậu môn để giải quyết tình trạng bón. Các trường hợp phức tạp phải phẫu thuật, tùy vào dị dạng cao hay thấp (bóng trực tràng nằm cao hay thấp kèm không có hậu môn, rò hệ tiết niệu - sinh dục), trẻ sẽ được can thiệp ngoại khoa một hoặc nhiều lần. Đây chỉ là bước đầu tiên để điều trị bệnh, sau đó bé cần theo dõi lâu dài về quản lý chức năng ruột, bàng quang, sinh sản. Trường hợp bé Huyền là dị dạng cao, kèm theo vết thương viêm nhiễm, loét nên cần phẫu thuật ba 🏅lần để trở lại bình thường.
Sau phẫu thuật, trẻ rất dễ xảy ra biến chứng do trẻ sơ sinh thường đại tiện phân lỏng. Hậu môn nhân tạo không có bóng trực tràng để giữ lại nên dễ gây viêm loét và kích ứng các vùng xung quanh. Tꦡình trạng viêm nhiễm này có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng máu, tụt hậu môn tạm gây tắc ruột... BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung, , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khuyến cáo trong quá trình chăm sóc, bệnh nhi có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, loét, viêm, lở, chảy máu thì cần được đưa đến bệnh viện ngay. Để điều trị thành công dị tật, người bệnh cần theo dõi, chăm sóc kỹ trong và sau phẫu thuật.
Không có lỗ hậu môn là dị tật xảy ra ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ khoảng 1/4.000. Lúc này, trẻ thường không có đường rò xuất phát từ túi cùng hậu môn trực tràng ra các cơ quan xung quanh như đường tiết niệu, tầng sinh môn, cơ quan sinh dục... Trong đó, trẻ bị dị tật này có thể bị thêm🌞 các vấn đề thận và đường tiết niệu, cột sống, hội chứng down, teo tá tràng...
Khi không có hậu môn, ống trực tràng của trẻ bị gián đoạn, gây ứ phân ở ruột già, dẫn đến tắc ruột. Tình trạng dẫn đến suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để phát hiện sớm dị tật này, bác sĩ Trọng khuyến cáo thai phụ khám định kỳ, thực hiện sàng lọc trước sinh. Sau sinh 24 gi🌃ờ, trẻ chưa đi ngoàꦦi phân su thì cần đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
Đình Lâm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |