Mẹ của bé Ngọc cho biết bé ngủ ngáy rất to hơn một năm nay, gia đình nghĩ do cơ địa. Khi bé khó thở, đi khám, bác sĩ tại Nhật chẩn đoán con bị lệch vách ngăn mũi, nghi ngờ viêm VA (tổ chức lympho ở vòm mũi họng),ꦏ cho về nhà theo dõi. Gần đây, triệu chứng bệnh nặng hơn, nhân chuyến công tác đồng thời thăm người thân, bố mẹ đưa con về Việt Nam điều trị.
Ngày 1/10💜, ThS.BS.CKI Phạm Thị Phương, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bé Ngọc bị viêm VA độ 3 và viêm amidan độ 4, amidan sưng to, chiếm trên 75% kích thước hầu họng (phần nằm giữa cổ họng). Bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian dài dẫn đến viêm phế quản, cản trở hít thở không khí.
Bác sĩ Phương giải thích bé ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ do viêm VA và viêm amidan nặng, kéo dài gây biến chứng. Tình trạng viêm nhiễm amidan và VA tăng sinh, 🐠chèn꧙ ép cuống họng, gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng khi ngủ, ngủ ngáy, thường xuyên ngưng thở khi ngủ.
Các bác sĩ hội chẩn quyết định cắt amidan và nạo VA q꧑ua nội soi bằng công nghệ coblator để điều trị ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Trước phẫu thuật, bệnh nhi được dùng thuốc điều trị biến chứng viêm phế quản do bệnh để lâu gâ🌳y ra.
Bác sĩ cắt trọn amidan, mô VA được lấy sạch, không làm tổn thương các mô xung quanh, cầm máu tại chỗ giúp giảm mất máu. Bệnh nhi xuất viện sau 24 giờ, hai tuần sau tái khám hết ngáy, không còn ngưng thở khi ngủ.
Theo bác sĩ Phương, k🥃hông phải trường hợp viêm amidan, nào cũng phẫu t🙈huật, các trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc hay điều trị nội khoa. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật khi viêm VA gây tắc nghẽn đường thở, tái lại thường xuyên. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho trẻ từ ba tuổi trở lên, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ tương đối đáp ứng. Trường hợp trẻ dưới ba tuổi phải điều trị bằng thuốc và chờ đủ tuổi để phẫu thuật.
Người bệnh viêm amidan và viêm VA không điều trị có nguy cơ cao ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang trẻ em... Tình trạng nghẹt mũi 💫khiến trẻ thở bằng miệng khi ngủ, làm xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm 🐻chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu).
Trẻ ngủ ngáy kéo dài kèm ngưng thở khi ngủ dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ do thiếu oxy. Trẻ thường có biểu hiệ𓄧n thiếu ngủ, mất tập trung học tập... Bác sĩ Phương khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi, đánh giá bệnh và điều trị phù hợp.
Để phòng ngừa viêm nhiễm🎉 đường hô hấp, phụ huynh nên cho con tiêm phòng cúm đầy đủ, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi. Cha mẹ khuyến khích con uống đủ nước, giữ ấm vùng mũi họng cho trẻ khi thời tiết giao mùa, bổ sung chất dinh dưỡng giúp tăng s𝓰ức đề kháng.
Đức Trí
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |