Jiang Ming sinh ra ở Trùng Khánh, Tây Nam, Trung Quốc, từng là kỹ thuật viên tại Nhà máy Dệt bông số 1. Năm 2008, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng gia✅i đoạn cuối. Đây loại ung thư phổ biến thứ ba, gặp ở cả nam và nữ, khó có thể chữa khỏi dứt điểm.
Sau ca phẫu thuật đầu tiên tại bệnh viện, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của ông đã ghé thăm. "Trải qua hàng loạt cảm xúc thăm trầm, từ sợ hãi đến bi quan, tôi nhận ra mình không còn cách nào khác ngoài đối diện sự thật", ôཧng nói.
Với sự động viên của gia đì✨nh, Jiang trải qua ba lần phẫu thuật và 6 đợt hóa trị, xạ trị, xuất viện vài tháng sau đó. Bác sĩ khi ấy cho biết ông không thể sống thêm quá 5 năm nếu bệnh ung thư tái phát. May mắn, Jiang bình phục, khối u không tái phát.
Năm 2012, ông tình cờ xem tờ tạp chí Fitness & Beauty, một trong những tạp chí về thể thao lâu đời nhất ở Trung Quốc, và nhìn thấy người mẫu tập tạ trên bìꦑa. Jiang bị thu hút bởi hình ảnh này, dù chưa từng tập luyện thể chất trước đây. Ông nảy ra ý tưởng tự chế tạo một bộ tạ với bánh răng, ống sắt phế liệu và bắt đầu tập luyện tại nhà.
Chiều cao 1,84 m và cân nặng 70 kg, Jiang du🙈y trì thói quen tập thể dục đều đặn từ khi ấy. 7h sáng đến 9h sáng mỗi ngày, ông tập tạ tay, squat và đẩy tạ trên băng ghế dài, mỗi tạ nặng 3💫0 kg. Jiang cũng tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, gồm hai quả trứng và một hộp sữa mỗi ngày nhằm xây cơ, thay vì sử dụng các chất bổ trợ đặc biệt.
Sau thời gian luyện tập, ông ngạc nhiên khi nhận thấy vóc dáng của mình tốt hơn các vận động viên thể hình bình thường và đăng ký tham gia cuộc thi do Hiệp hội Thể hình Trùng Khánh tài trợ năm 2017. "Là thí sinh cao tuổi duy nhất cạnh𝓀 tranh với những người đàn ông trẻ hơn, Jiang vẫn chiếm trọn sự chú ý vì chiều cao và cơ bắp. Khi mọi người lắng nghe về cuộc chiến chống lại bệnh ung thư, ông ấy đã trở thành huyền thoại", Wang Guiyu, giám khảo khách mời của cuộc thi, cho biết.
Jiang cho biết ông vô cùng tự hào v🙈ì mình không bị bệnh ung thư đánh bại, có thể vui vẻ đứng trên sân kh🌟ấu và thi đấu cùng những thí sinh khác.
"Tôi không quan tâm mình có giành được giải thưởng hay không. Tôi mu🃏ốn khuyến khích thêm nhiều người tham gia bộ môn này. Nếu tôi có thể đứng ở đಞây, tại sao người khác không làm được?", ông nói.
Jiang cho rằng t✨hể hình nên được công nhận và có nhiều sự chú ý hơn. Câu chuyện của ông đã truyền c🐠ảm hứng cho rất nhiều người.
Wang Guiyu, 48 tuổi, một cựu vận động viên thể hình chuyên nghiệp, từng giành chức vô địch quốc gia năm 1997 và 1998 đã mời Jiang đến cây lạc bộ của mình và huấn luyện miễn phí. "Ông ấy là vận động viên bẩm sꦦinh, ít mỡ và có các đường nét 🌠hoàn hảo. Nhưng ông cần được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản hơn", Wang nói.
Sau khi cải thiện đáng kể khả năng trình diễn, Jiang có cơ hội đến với nhiều giả🅘i đấu hơn. Từ năm 2017 đến nay, ông đã tham gia 10 cuộc thi, trong đó có hai giải DMS Championship National Fitness and Bodybuilding Open, một giải Goldentimes Bodyb✃uilding Super Series và bốn cuộc thi thể hình Trùng Khánh. Kết quả tốt nhất của ông là vào đến bán kết.
"Tôi không cố ൩gắng thay đổi thể lực của ông ấy quá nhiều, bởi ông đã đạt đến giới hạn sinh lý của mình. Giờ đây, ông làm mọi thứ vì đam mê", huấn luyện viên Wang nói.
Chen Renpu, một luật sư 40 tuổi, cho biết bà có thêm động lực để tập luyện. "Từ ông ấy, tôi hiểu được rằng tập thể hình không chỉ là rèn luyện thể ch🦄ất, nó còn giúp tu dưỡng tinh thần", bà nói.
Li Xiaoyu, bác sĩ tại trung tâm xạ trị của Bệnh viện Ung thư Đại học Trùng Khánh, 🃏ngưỡng mộ nỗ lực của ông Jiang. Tuy nhiên, bà cũng cho biết tập luyện không phải một hình th🍌ức chữa bệnh.
"Tập thể dục giúp củng cố cơ thể của bệnh nhân ung thư, duy trì tư duy tích cực và cải thiện hệ miễn dịch. Nhưng việc phục hồi căn bệnh là quá trình khá phức tạp. Những gì Jiang làm khôn♊g có nghĩa tập thể hình giúp đánh bại ung thư", bà nói.
Bà cho biết những bệnh nhân ung thư ca🐷o tuổi cần cẩn trọng khi rèn luyện thể chất, bởi chấn thương do luyện tập cư🍸ờng độ cao có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ông Jiang cảm thấy cuộc sống hiện tại trở nên hạnh phúc, ý nghĩa, tự tin hơn. Khi rảnh rỗi, ông thích đọ🧸c sách, đi dạo quanh thành phố và làm thơ. Ông cho biết mình từng bị trói buộc với cuộc sống và công việc. Căn bệnh ung thư đã cho ông cơ hội dừng lại và suy ngẫm về mọi thứ. Giờ đây, ông không còn sợ hãi khi nghĩ về cái chết nữa.
Thục Linh (Theo China Daily)