Sau 20 phút xả nước lên vết thương, anh được đồng nghiệp băng bó tay, mua thuốc uống chố🌳ng nhiễm trùng, giảm sưng đau. Vết bỏng tiếp tục phồng rộp, anh Linh đến Bệnh viện Đa khꦗoa Tâm Anh TP HCM khám.
Ngày 8/9, BS.CKI Võ Thị Tường Duy, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, cho biết bệnh nhân bị bỏng cấp độ hai do tiếp xúc với🧸 axit rất൩ mạnh. Vết bỏng có màu sẫm, bọng nước lớn, che gần hết mu bàn tay và kéo dài đến một phần cẳng tay phải.
Bác sĩ làm sạch và chăm sóc niêm mạc vết bỏng c🌜ho bệnh nhân, hút dịch ổ viêm, ổ áp xe, b🦋óng nước, băng bó tránh nguy cơ bội nhiễm. "Anh Linh đã sơ cứu vết bỏng tại nhà đúng cách nên vết thương mau lành và ít sẹo", bác sĩ Duy cho biết.
Theo bác sĩ Duy, da và các mô dễ bị bỏng khi tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất, điện.ꦬ Trong nhóm bỏng do hóa chất, bỏng ♊axit hay bỏng ăn mòn là nguy hiểm nhất.
Axit có đặc tính rất háo nước. Khi tiếp xúc với da, nó nhanh chóng hút cạn nước từ tế bào, làm ngưng kết protein của m🐻ô, tiếp tục ăn sâu xuống dưới da. ♚Nồng độ axit càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu, hiện tượng ngưng kết và hút nước càng mạnh, vết bỏng càng sâu và rộng.
Nếu bị axit văng vào người, cần nhanh chóng xối nư﷽ớc mát liên tục lên vùng bị bỏng trong 30-45 phút cho đến khi không còn bỏng rát. Nước sạch giúp rửa trôi hóa chất và giảm nhiệt cho da. Sau đó, người bệnh băng vết thương bằng gạc y tế và nhanh chóng đến bệnh viện điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo không dùng dung dịch bazơ để xử lý vết bỏng do axit, không tự ý đắp lá cây vào vết bỏng hay gở hay làm vỡ bọng nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo. Tránh rửa bằng nước bẩn, dùng vòi xịt nước mạnh gây nhiễm trùng vết thương, không dụi tay lên mắt. Nếu quần áo dính axit phải cởi bỏ ngay, tránh làm bỏng vùng da𒁏 xung quanh.
Thắng Vũ
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp |