Nhiễm trùng tai thường ảnh hưởng đến tai giữa và ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Theo Medical News Today, có 4 loại nhiễm trùng tai giữa thường gặp.
Viêm tai giữa cấp tính: Đây là loại nhiễm trùng☂ tai phổ biến nhất. Bệnh thường gây tích tụ chất lỏng sau màng nhĩ, gây đau tai, đôi khi kèm theo sốt. Bệnh cũng có các triệu chứng khác như vấn đề về thính giác, buồn nôn và nôn, chảy mủ tai. Trẻ viêm tai giữa cꦚấp tính thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh và giật mạnh tai bị viêm.
Viêm tai giữa có tràn dịch: Bệnh hay gặp ở trẻ em, phát triển sau khi𝔍 tình trạng nhiễm trùng tai ban đầu đã khỏi nhưng chất lỏng vẫn bị mắc kẹt trong tai giữa. Bệnh nếu kéo dài có thể gây ra các vấn đề về thính giác và các khó khăn khác. Trẻ em mắc bệnh này có thể nói 🌟khó, chậm hiểu và ít khả năng làm việc độc lập.
Viêm tai giữa mạn tính có tràn dịch: Bệnh gây viêm tai có chꦕất l🔴ỏng lưu lại trong tai một thời gian dài (3 tháng trở lên) và tái phát nhiều lần. Người bệnh thường cảm thấy khó khăn trong việc nghe và chống lại nhiễm trùng.
Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai kéo dài khiến tai chảy mủ tái phát và dai dẳng, có thể có thể gây thủng màng nhĩ. Khi màng nhĩ vỡ ra, áp suất được giải phóng, khiến nhiều người không cꦜảm thấy đau. Tuy nhiên, bệnh làm rò rỉ chất lỏng từ tai và có thể gây mất thính lực. Bệnh cũng có thể phát triển do từng thủng màng nhĩ trước đó.
Nhiễm trùng tai cấp tính xảy ra khi vòi nhĩ (ống nối tai gi🐎ữa đến phía sau cổ họng) bị tắc, tai nhiễm khuẩn hoặc cảm cúm. Trẻ em rất dễ mắc nhiễm trùng tai vì vòi nhỉ ngắn và hẹp hơn nên dễ bị tắc. Người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng Down, hở hàm ếch, tiền sử gia đình nhiễm trùng tai có nguy cơ cao mắc này.
Viêm tai cấp tính không chữa lành hoàn toàn khiến nhiễm trùng tái phát nhiều lần gây ra bệnh mạn tính. Nhiễm trù🎀ng tai mạn tính không được điều trị có thể phát triển một số biến chứng như viêm xương chũm (gây viêm tai giữa cấp tính với các triệu chứng đỏ hoặc sưng sau tai), cholesteatoma (sự phát triển của các tế bào da trong tai giữa, thường do nhiễm trùng tai tái phát).
Điều trị và phòng ngừa
Khi nhiễm trùng, người bệnh cần thường xuyên lau khô tai, làm sạch ráy và dịch tiết ra trong tai để không làm bệnh nặng hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm 💯đau và thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen, steroid. Thuốc aspirin không dùng cho trẻ em.
Người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi để điều trị viêm tai giữa có tràn dịch. Người viêm tai cấp tính có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nhiễm trùng dẫn đến thủng màng nhĩ, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai kháng s🅘inh được kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ. Dùng kháng sinh không đúng các𒅌h, theo thời gian, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng tai có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh, khó khăn cho việc điều trị bệnh mạn tính.
Một số bệnh nhiễm trùng tai sẽ tự khỏi nhưng sau vài ngày không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Mọi người cần tránh hút thuốc lá và khói thuốc thụ động có thể gây kích ứng vòi nhĩ làm tăng số lượng và thời gian nhiễm trùng tai. Tránh sử dụng tăm bông hoặc vật cứng ngoáy tai vì có thể làm hỏng các cấu trúc nhạy cảm trong tai, tăng khả năng bị thương. Giữ thân thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với vi khuẩn, virus giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh viêm tai.
Mai Cát
(Theo Medical News Today)