Ngày 14/6, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng các bệnh lý sọ não, thần kinh - cột sống nguy hiểm, tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, làm tổn thương cấu trúc não, các dây thần kinh, mạch máu não hoặc tủy sống. Bệnh có thểဣ làm mất vĩnh viễn các chức năng thần kinh, dẫn đến tử vong.
Các phương pháp mổ truyền thống vẫn giúp loại bỏ khối u hay khối máu tụ, song nguy cơ cao để lại di chứng ಌthần kinh như yếu li🧔ệt, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn thị lực... Nguyên nhân có thể do bác sĩ không nhìn thấy toàn diện các cấu trúc liên quan trên cùng một hình ảnh 3D, bao gồm khối u, khối máu tụ, mạch máu, các dây thần kinh, mô não lành trong khi mổ, khả năng làm tổn thương các cấu trúc lân cận này. Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh có thể bị yếu liệt tay chân, khó nói, nhìn mờ, tàn phế, tử vong.
Các công nghệ và máy móc hiện đại ra đời giúp giảm tối đa hạn chế của kỹ thuật mổ não truyền thống, theo bác sĩ Tấn Sĩ. Điển hình là hệ thống định♒ vị thần kinh thế hệ mới Neuro-Navigation Curve, Brain LAB ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể xác định chính xác vị trí, ranh giới các tổn thương, dẫn đường bác sĩ loại bỏ khối u não tối ưu. Còn dùng hệ thống kính vi phẫu K.Zeiss Kinevo 900 có chức năng chụp huỳnh quang 3D thế hệ mới nhất, bác sĩ nhìn rõ ngóc ngách trong não với độ phóng đại và phân giải hình ảnh 3D lớn. Robot mổ não AI hỗ trợ bác sĩ thấy rõ các bó sợi thần kinh và khối máu tụ, u não trong suốt quá trình mổ, tránh tổn thương chúng, bảo toàn tối đa chức năng thần kinh cho người bệnh.
Khi tiếp cận u, thay vì phải lấy nguyên khối lớn dễ làm tổn thư🦩ơng các cấu trúc xung quanh như trước, thì nay máy cắt hút siêu âm Cusa có khả năng đánh nhỏ và hút từng miếng nhỏ u ra ngoài. Ngoài ra còn nhiều máy móc hiện đại khác hỗ trợ mổ đột quỵ xuất huyết não, u não, u tủy sống như hệ thống theo dõi điện thế gợi thần kinh NIMS, máy định vị C-arm (thiết bị sử dụng công nghệ tia X để định vị những vị trí giải phẫu trên cơꦑ thể).
Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết máy chụp CT 1975 lát cắt ♕Revolution Apex Elite ứng dụng AI Bệnh viện Tâm Anh đặt hàng đầu tiên tại Đông Nam Á, có tốc độ quay chụp 0,23 giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23 mm, hỗ trợ nâng cao hiệu quả phẫu thuật thần kinh. "Máy giúp bác sĩ phát hiện, đánh giá nhanh đột quỵ và các loại u chỉ trong vài phút", bác sĩ Tấn Sĩ nói.
ENRICH là kỹ thuật mới mổ cấp cứu xuất huyết não xâm lấn tối thiểu, được Hội Đột quỵ Thế giới khuyến cáo á๊p dụng. Với phương pháp này, bệnh nhân đột quỵ được phẫu thuật lấy khối máu tụ, giải áp và cầm máu nhanh, chính xác. Từ đó, nâng cao khả năng phục hồi các chức năng thần kinh, giảm tối đa các di chứng do đột quỵ xuất huyết não gây ra.
Với những bệnh lý nguy hiểm, bệnh viện triển kꩲhai cấp cứu ngoại viện nhanh chóng, bác sĩ đến tận nhà, túc trực 24/24 tất cả ngày trong tuần. Mục tiêu là rút 🎉ngắn thời gian tối đa, tiếp cận bệnh nhân sớm nhất, xử trí cấp cứu tại hiện trường, tại nhà hoặc bệnh viện, nâng cao hiệu quả điều trị.
Hầu hết bệnh lý thần kinh nói trên cần được can 🃏thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt nhằm loại bỏ🍸 khối xuất huyết hoặc khối u, giải áp thần kinh, tạo điều kiện cho cấu trúc não, tủy sống phục hồi, ngăn biến chứng nguy hiểm.
Việt Nam ghi nhận 2.800 ca ung thư não và hệ thần kinh trung ương mới, theo Globocan năm 2022. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó 80% là đột quỵ nhồi máu não (do tắc mạch máu) và 20% lꦜà đột quỵ xuất huyết não (do mạch máu não bị vỡ) ♐cần phẫu thuật cấp cứu.
Trường Giang
20h, ngày 14/6, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tư vấn trực tuyến: "Robot AI và các máy móc, kỹ thuật mới mổ đột quỵ, u não, u tủy sống hiệu quả vượt trội". Chương trình được phát trực tiếp trên fanpage VnExpress.
Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh của bệnh viện tham gia tư vấn, gồm ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, ThS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ, ThS.BS Nguyễn Văn Trọng, BS.CKI Lê Xuân Sang. Độc giả gửi câu hỏi tại đây.