Sỏi tiết niệu hình thành do các khoáng chất có tr💜ong nước tiểu kết tinh theo thời gian, tạo thành dạng khối đặc và rắn﷽. Thông thường, sỏi phát triển tại thận rồi di chuyển đến các vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu, lần lượt gồm niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
ThS.BS Phan Đ𒐪ức Hữu, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết dựa vào thành phần khoáng꧅ chất cấu tạo, sỏi tiết niệu được chia thành 4 dạng sau:
Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% số trường hợp sỏi tiết niệu, được chia thành hai dạng chính. Sỏi canxi oxalat thường có màu đậm, cứng và nhiều góc cạnh. Sỏi canxi phốt phát có màu vàng nhạt hay trắng đục và canxi phốt phát, mềm, dễ hòa tan hơn. Sỏi canxi hình thành do nhiều nguyên nhân như tăng nồng độ canxi trong nước tiểu (tăng caꦉnxi niệu), bệnh cường tuyến cận giáp, giảm nồng độ citrate (chất có khả năng ức chế canxi kết tinh) trong nước tiểu...
Sỏi axit uric chiếm khoảng 9% trường hợp sỏi tiết niệu. Sỏi hình thành do sự lắng đọng và kết tinh của axit uric trong nước ꧟tiểu. Axit uric là sản phẩm chuyển hóa từ purin có trong đạm động vật được đào thải qua thận. Khi lượng axit uric qua thận tăng quá mức hay ăn quá nhiều đạm độ꧟ng vật, thận không kịp đào thải hết sẽ tích tụ, hình thành sỏi. Sỏi axit thường có màu cam, dễ phát triển trong môi trường nước tiểu có tính axit (độ pH dưới 5,5). Sỏi dễ tái phát sau điều trị.
Sỏi struvite chiếm khoảng 10% trường hợp sỏi tiết niệu, thường chỉ xuất hiện tại thận, là loại nguy hiểm nhất. Sỏi struvite chỉ hình thành trong môi trường nhiễm trùng tiểu kéo dài. Khi đó, các vi khuẩn phân giải urê trong nước tiểu thành amoni, sau đó kết hợp với các khoáng chất khác trong nước tiểu như phốt phát và magiê để tạo thành sỏi. Sỏi struvite gia tăng kích thước âm thầm, dần lấp đầy các khoảng trống trong đài bể thận, tạo thành hình dạng phân nhánh giống san hô. Do đó, đây còn được gọi là sỏi nhiễm trùng hoặc sỏi san hô.
Sỏi cystine ít gặp nhất, chiếm khoảng 1% trường hợp sỏi tiết niệu. Nguyên nhân hình thành do sự gia tăng cystine trong nước tiểu. Cystine là một loại axit amin có trong enzyme tiêu hóa, các tế bào của hệ thống miễn dịch, mô xương và mô liên kết, da và tóc. Tăng bài tiết cystine vào nước tiểu do đột biến di truyền khiến khả năng tái hấp thu cystine của cơ thể giảm, vượt quá khả năng hòa tan c🀅ủa nước tiểu.
Sỏi nhỏ (dưới 5 mm) có thể tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ngược lại, sỏi lớn hơn khó đào thải, mắc kẹt trong hệ thống tiết niệu gây ra nhiều biểu hiện khác nhau như đau quặn hông lưng, tiểu máu,🦂 tiểu đụ𒆙c, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần. Sỏi gây tắc nghẽn nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như ứ nước thận, suy giảm chức năng thận, viêm mủ thận... không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn còn đe dọa tính mạng.
Theo bác sĩ Hữu, hiện có thể điều trị sỏi tiết niệu bằng nh🐻iều phương pháp khác nhau như uống thuốc, mổ nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, tℱán sỏi qua da, mổ mở. Tùy từng trường hợp, kích thước, vị trí sỏi, bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với những loại sỏi phức tạp, kích thước quá lớn, bác sĩ có thể cần kết hợp nhiều phương pháp và cần điều trị nhiều hơn một lần.
Để phòng ngừa sỏi tiết niệu, khuyến 🤡cáo uống đủ 1,5-2 lít mỗi ngày, giảm ăn mặn và các loại thịt động vật, giảm thực phẩm nhiều oxalat như rau chân vịt, chocolate, củ cải trắng... Hạn chế rượu bia và các loại nước sủi bọt, tăng cường tập thể dục cũng giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |