Nhiều người có thể đỏ mũi do ảnh hưởng của môi trường, không nghiêm trọng nhưngဣ gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp cảnh báo bệnh lý ti♚ềm ẩn.
Thời tiết: Thời tiết quá lạnh, gió mạnh dễ làm 💙mũi ửng đỏ. Che chắn mũi, ở trong phòng ấm, vùng đỏ sẽ hết. Gel làm dịu hoặc kem dưỡng ẩm giúp giảm kích ứng do thời tiết, cháy n🦋ắng.
Mụn trứng cá: Tình trạng này có thể phát triển ở bất cứ đâu trên mặt, kể cả mũi. Mụn kích ứng da và mẩn đỏ. Điều trị thường là thuốc bôi, thuốc uống, dùng tia laser. Bệnh có xu hướng bùng 🍌phát khi vết đỏ trở nặng hơn. Tránh tác nhân như nhiệt độ khắc nghiệt, tiếp xúc với tia UV, thức ăn cay, căng thẳng và uống rượu giảm mụn trứng cá.
Lupus: Bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Phát ban và đỏ ở mặt, mũi là dấu hiệu phổ biến do lupus. Lupus thường kéo dài suốt ✱đời. Hiện chưa có cách chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát triệu chứng ℱnhư thuốc giảm sưng viêm và phát ban, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch...
Rosacea (chứng đỏ mặt): Bệnh về da liễu này dẫn đến phát ban đỏ trên mặt, có thể nhìn thấy các mạch máu. Rosacea thường mạn tính, không thể chữa khỏi. Dùng thuốc uống, laser làm giảm bùng ph𓂃át và mẩn đỏ.
Dị ứng: Vùng trong mũi và xung quanh có thể bị kích ứng khi dị ứng. Chà xát, gãi hoặc ngoáy mũi nhiều lần do dị ứng dẫn đến mẩn đỏ. Dị ứng cũng làm các mạch máu trong mũi sưng lên. Nên loại bỏ chất gây dị ứng nếu đã tiếp xúc với chúng. Trong một số trường hợp, cần dùng thuốc, bô♋i kem để điều trị triệu chứng.
Viêm da quanh miệng: Viêm quanh miệng, có thể phát triển lên mũi, tr♉án hoặc quanh 💯mắt dẫn đến mẩn đỏ. Kem bôi, thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm da quanh miệng.
Viêm tiền đình mũi: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây đỏ, sưng trong ngoài lỗ m🥃ũi, thường điều trị bằng kháng sinh. Đắp gạc ấm làm giảm kích ứng trong khu vực mũi tổn t🍷hương.
Uống quá nhiều rượu: Người uống rượu thường xuyên ⛄có thể khiến mạch máu trong mũi giãn ra dẫn đến mẩn đỏ. Lựa chọn điều trị đầu tiên khi mũi đỏ do uốn🃏g nhiều rượu là thuốc bôi ngoài da như thuốc kháng sinh, axit azelaic. Trrường hợp nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Cảm xúc: Căng thẳng, tức giận, xấu hổ có thể khiến ൲mặt, mũi đỏ bừng. Khi các tình trạng này giảm hoặc kết thúc, mũi sẽ hết đỏ.
Tình trạng này thường không nghiêm trọng, có 𓆏thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi mẩn đỏ hoặc phát ban xuất hiện trên mặt, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chỉnh xác. Người có da trên mũi bong tróc, nứt nẻ, rỉ nước, chảy máu kéo dài cũng cần đến bác sĩ.
Mai Cat (Theo Very Well Health)
Độc giả có thể đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để được bác sĩ giải đáp.