Chân vòng kiềng là tình trạng khớp gối của một hoặc cả hai chân lệch ra bên ngoài so với trục chịu lực, làm người bệnh khó đi lại hoặc chạy nhảy. Tình trạng này thường đi kèm với hiện tượng khớp gối mất vững, đau khớp gối hoặc khớp háng nhưng không do chấn thương. Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có t🅘hể tác động không tốt đến khớp gối, hông, mắt cá chân và bàn chân.
ThS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân, Trung tâm Chấn t൩hương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TꩲP HCM, cho biết chân vòng kiềng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bác sĩ chỉ định điều trị nếu tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng đi lại, gây đau hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác.
Chân vòng kiềng ở trẻ dưới hai tuổi thường tự khỏi và không cần điều trị nếu không nghiêm trọng. Tình trạng nặng hoặc do bệnh lý có thể dẫn đế🌌n biến dạng chân, khó đi lại, chạy nhảy và trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn khi trưởng thành.
Ở trẻ lớn hơn, tùy nguyên nhân có các p💃hương pháp điều trị khác nhau như nẹp, điều chỉnh dinh dưỡng, phẫu thuật điều hướng tăng trưởng, chỉnh trục x♌ương chày...
Với người trưởng thành, chân vòng kiềng cũng có thể điều trị dứt điểm. Lúc này xương đã hình thành💮 hoàn chỉnh nên phẫu thuật là cách duy nhất. Phẫu thuật trong trường hợp chân vòng kiềng làm thay đổi cấu trúc xương, ảnh hưởng đến cấu♌ trúc đầu gối và khả năng di chuyển, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đầu gối, hông và mắt cá chân hoặc khó giữ thăng bằng, dễ té ngã.
Một số phương pháp phẫu thuật chân vòng kiềng như chỉnh trục phần cao xương chày, chỉnh trục 🅺phần xa xương đùi và cố định bằng nẹp vít, chỉnh trục xương chày bằng đóng🌜 đinh nội tủy, cố định ngoài dạng vòng...
Trong 3-7 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau dữ dội. Lúc này người bệnh nên𝕴 uống thuốc theo chỉ định của , chăm sóc tại nhà bằng cách chườm lạnh, kê cao chân... Trong 10-14 ngày đầu, người bệnh cần giữ băng vết thương sạch và khô, thay băng mỗi hai ngày.
Phẫu thuật điều trị chân vòng kiềng không làm giới hạn vận động. Người bệnh có thể đi lại ngay, dùng nạng để tạo sự thoải mái, giữ thăngꦡ bằng nếu cần thiết. Người bệnh thường được khuyến khích ൩thực hiện các bài tập về phạm vi chuyển động, chịu trọng lực... càng sớm càng tốt. Tập luyện sớm không chỉ thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh nguy cơ tắc mạch.
Bác sĩ Ân cho biết thời gian phục hồi ở mỗi người khác nhau. Thông thường, sau 4 tuần, người bệnh có thể tập bơi, đạp xe nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn. Sau ba tháng, người bệnh có thể đi bộ 3-4 km/ngày và tập thể dục nhẹ nhàng, sau 6 tháng có thể tập ဣgym và các môn thể dục mạnh, chơi các môn thể thao đối kháng khi 9-12 tháng.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tái ♓khám định kỳ để theo dõi tình trạng phục hồi của chân. Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng đỏ hoặc sưng ở vết mổ, sốt từ 38ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ độ C trở lên, chảy dịch hoặc chảy máu tại vị trí vết mổ, cơn đau tăng lên.
Phi Hồng