Chất đạm (protein) là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu, hai loại còn lại là chất béo (lipid) v❀à chất bột đường (carbohydrate). Chất đạm giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì hầu hết các mô và các cơ quan trong cơ thể, cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch.
Mặc dù chất đạm không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu nhưng các thành phần khác của thực phẩm giàu protein lại có thể khiến tăng đường huyết. Thông thường, người bệnh tiểu đườ🌌ng không cần ít chất đạm hơn những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, có những thời điểm như tăng ꦛcân hoặc người có biến chứng tiểu đường cần hạn chế đạm.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, nếu một người mắc bệnh tiểu đường chuyển sang chế độ ăn giàu chất đạm thì nên kiểm s𝐆oát chặt🍸 chẽ việc tiêu thụ chất bột đường. Vì chế độ ăn này không phù hợp với tất cả mọi người.
Với người bình thường, khoảng 10-35% lượng calo hàng ngày nên đến từ chất đạm, khoảng 45-65% đến từ chất bột đường và phần còn lại là chất béo. Khi lựa chọn chất đạm, người bệnh tiểu đường nên lưu ý đến lượng chất béo và chất bột đường có trong những thực phẩm này. Ví 💞dụ, một số loại thực phẩm chứa chất bột đường nhanh chóng được chuyển đổi thành glucose (đường), dẫn đến tăng đường huyết đột biến. Nguy cơ tăng cân từ thực phẩm giàu chất béo và chất bột đường có thể dẫn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém.
Các thực phẩm giàu đạm là thịt, cá, hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, các loại đậu, các loại hạt. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị, người bệnh tiểu đường nên ăn cá í🌠t nhất hai lần một tuần. Các loại cá có lợi cho sức khỏe là cá hồi, cá tuyết, cá thu... Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích nên hạn chế vì chúng có nhiều chất béo bão hòa. Thịt nạc là lựa chọn tốt hơn cho chế độ ăn uống cân bằng.
Những người mắc bệnh thận do tiểu đường cần ăn ít chất đạm hơn. Lượng đạm được khuyến nghị là khoảng một g (hoặc ít hơn) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì quá nhiều chất đạm sẽ không tốt cho thận nhưng quá ít có thể d🙈ẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân ngoài ý muốn. Bạn có thể đi khám để bác sĩ tư vấn cách chọn chất đạm và liều lượng phù hợp với bản thân.
Nhu cầu protein rất khác nhau tùy thuộc vào mỗi người, nhưng trung bình người trưởng t𓃲hành nên ăn khoảng 45-60 g mỗ🌼i ngày. Bạn có thể chia nhỏ thành 15-20 g đạm mỗi bữa ăn. Ví dụ lượng chất đạm có một trong số loại như một nửa ức gà là 29 g, một chén đậu đen có 15 g, một quả trứng khoảng 6 g, một cốc sữa ít béo khoảng 8 g, một phần bít tết nặng 85 g là 26 g.
Phương pháp đĩa có thể giúp lập kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường. Phương pháp này rất đơn giản không yêu cầu bạn đếm carbohydrate hoặc g protein, nhưng bạn phải biết loại thực phẩm thuộc loại nào. Người bệnh chia nhỏ đĩa thức ăn. Trong đó, trái cây và rau không chứa tinh bột nên chiếm 1/2, ngũ cốc nguyên hạt chiếm 1/4 và thực phẩm giàu protein (chẳ🥀ng hạn các loại đậu, cá hoặꦬc thịt nạc) chiếm 1/4.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng một hoặc hai khẩu phần chất béo trong mỗi bữa ăn. Một khẩu phần tương đương với một muỗng cà phê chất béo lỏng như dầu ô liu hoặc một muỗng canh chất béo rắn như hạt vừng. Bạn có thể kết hợp một h🍸oặc hai khẩu phần chất béo đến từ trái cây như bơ, chuối... mỗi ngày (tùy thuộc vào cách quản lý đường huyết). Một khẩuღ phần bằng 1/2 cốc hoặc một miếng trái cây tươi.
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)