Người có tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai, sau sinh là những đối tượng dễ bị mất ngủ về đêm. Tuy nhiên, BS.CKII Thân Thị Minh Trung (Phó khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều người dư🔥ới 35, 40 tuổi bị mất ngủ, khó ngủ. Đa số trường hợp do căng thẳng, thói quen sinh hoạt chưa phù hợp và mắc một số bệnh lý liên quan.
Mất ngủ đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhi🌞ều dạng khác nhau như thao thức nhiều giờ đồng hồ mới có thể chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại... Giấc ngủ không kéo dài 6-8 tiếng mà chỉ khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc. Cơ thể còn cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống, dễ cáu gắt, lo lắng thái quá, mất tập trung, suy giảm trí nhớ...
Để điều trị mất ngủ ban đêm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, đo điện não, siêu âm, chụp MRI... Tùy nguyên nhân, người bệnh có 🍎thể điều trị kết hợp nhiều phương pháp. Hiện nay, các bác sĩ ✨thường kết hợp cả phương pháp điều trị với thuốc và thay đổi lối sống để cho kết quả tốt.
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc có tác dụng an thần, thư giãn và giúp giảm các triệu chứng. Chẳng hạn thuốc bình thần giúp người bệnh꧒ nhanh đi vào giấc ngủ, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ nhẹ; thuốc ngủ điều trị mất ngủ cấp tính; thuốc kháng histamin có tác dụng chống dị ứng, mất ngủ do ngứa, gãi; thuốc an thần kinh mới nếu người bệnh mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa; thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng sau 3-4 tuần...
Bác sĩ Minh Trung khuyến cáo, các loại thuốc kể trên giúp người bệnh tham khảo và chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra một số🃏 tác dụng phụ không mong muốn khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Người bị mất ngủ đêm thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, buồn ngủ nhưng không thể ngủ được, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Bên cạnh các lý do thường gặp như có tuổi, căng thẳng, 💞mãn kinh..., những người này có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh hô hấp, khꦜó thở, ngưng thở khi ngủ, béo phì, trầm cảm, rối loạn lo âu... Các bệnh lý liên quan như dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch... cần được điều trị tích cực. Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ, cải thiện các triệu chứng.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt: Cách khắc phục chứng không bằng thuốc chủ yếu dựa vào việc xây dựng lối sống, thói quen khoa học và suy nghĩ tích cực. Người bệnh nên cân bằng giữa♌ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức để cơ thể thư giãn. Bạn nên duy trì thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, trước khi ngủ thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc.
Chế độ ♔ăn uống cần khoa học với những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không nên ăn quá no vào buổi tối hoặc sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ như cà phê, thuốc lá, b꧙ia rượu. Người bệnh cũng cần thường xuyên vận động, tiếp xúc với ánh nắng để có được sức dẻo dai, tinh thần thoải mái, máu lưu thông tốt hơn. Phòng ngủ cần thoải mái, sạch sẽ, yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp. Một ít loại tinh dầu hay nến thơm giúp oóc thư giãn, giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Kim Thư