Sau khoảng 60 phút 💃cắt đốt polyp qua nội soi, có hơn 98% số lượng polyp, tương đương 300 g được cắt bỏ khỏi dạ dày của bé Lê Ngọc Anh (Cà Mau). Bé tỉnh táo ngay sau thủ th🍨uật và được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch trong 4 giờ đầu, sau đó, ăn cháo và súp lỏng. Sau 24 giờ, bệnh nhi ăn uống lại bình thường và xuất viện vào ngày 23/9, hai ngày sau nhập viện. Bác sĩ sẽ tầm soát polyp ở đại tràng và ruột non khi bệnh nhi hoàn toàn hồi phục.
Polyp dạ dày gây thiếu máu, suy dinh dưỡng
Phụ huynh của Ngọc Anh kể, bé có thể trạng yếu từ bé. Gia đình nhiều lần đưa bé kiểm tra sức khỏe nhưng không phát hiện bất thường. Bé càng lúc càng xanh xao, ăn uống kém. Gần đây, bé bị thiếu máu nặng phải nꦍhập viện truyền máu. Nghe lời k✃huyên của người thân, ba mẹ đưa bé từ Cà Mau lên TP HCM để chữa bệnh.
Vào🦄 ngày 21/9, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, chẩn đoán sơ bộ bé bị thiếu máu mạn, suy dinh dưỡng và chỉ định thêm các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và nội soi thực quản dạ dày tá tràng.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thanh Bình (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa) 💮phát hiện có rất nhiều polyp trong dạ dày của bệnh nhi. Đa phần các polyp có kích thước từ 5-25 mm, tập trung nhiều nhất là ở thân vị trên dạ dày. Trong đó, có 2 polypꦍ có cuống to, chân rộng kích thước khoảng 50-70 mm.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hữu Tùng, Trưởng Khoa Nội soi tiêu hóa, cho biết số lượng polyp ở dạ dày quá nhiều gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa rỉ rả trong thời gian dài và cản trở hấp thu chất♏ dinh dưỡng, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Tình trạng này còn có thể gây ra bởi các polyp ở đại tràng và ruột non. Đây là biểu hiện của hội chứng Peutz-Jeghers, một bệnh di truyền nhiễm sắc thể trội.
Theo , với trườ𓆉ng hợp này, giải pháp tốt nhất là cắt đốt polyp qua nội soi để đảm bảo can thiệp tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Êkip nội soi sử dụng hệ thống nội soi Olympus của Nhật, với công nghệ dải tần hẹp NBI cung cấp hình ảnh sắc nét giúp thao tác cắt đốt polyp chính xác, nhanh chóng. Với 2 polyp có kích thước lớn, cuống to không thể cắt như thông thường, bác sĩ dùng vòng Endoloop có cấu tạo bằng chất liệu nhựa thắt qua cuống polyp, khóa chặt lại để ngăn chảy máu, sau đó, cắt bỏ tổn thương. Mẫu bệnh phẩm sẽ được giải phẫ𓄧u đánh giá lành hoặc ác tính nhằm có phương án quản lý bệnh tốt hơn.
Mắc bệnh di truyền nhiễm sắc thể
Hội chứng Peutz-Jeghers với biểu hiện đa polyp ở dạ dày, ruột non, đại tràng và tổn thương sắc tố da. Người mắc hội chứng này có nguy cơ cao bị đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa như phổi, vú, tử cung, tinh hoàn, buồng trứng... Tổn thương da với các vết hắc tố trên da và màng nhầy, nhưng tập trung chủ yếu quanh môi. Thông thường, các vết này mờ dần khi người bệnh dậy thì. Polyp đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột, lồng ruột, thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Từ trường hợp của Ngọc Anh, Tiến sĩ Thanh Bình khuyến cáo cha mẹ mắc hội chứng Peutz-Jeghers nên theo dõi sức khỏe của con khi lên 8 tuổi. Các lần tiếp theo thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ trai cần theo dõi ung thư tinh hoàn từ khi sinh ra cho đến tuổi vị thành niên. Trẻ gái khi lên 18 tuổi cần theo dõi ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung; từ năm 25 tuổi, khám vùng tiểu khung định kỳ hàng năm. Trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh chú ý đến các biểu hiện thiếu má⭕u, sụt 💛cân, da xanh xao để kiểm tra và điều trị, tránh bệnh chuyển biến nặng.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Hân Thái