Bà Tứ (bà nội) đưa cháu Phan Văn Anh Tuấn đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám. Kết꧑ quả kiểm tra thính giác, chụp kiểm tra ốc tai cho thấy bé điếc sâu cả hai tai.
Ngày 27/11, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, cho biết bé điếc do di truyền trong gia đình. Gene bệnh có thể còn tiếp tục di truyền cho các thế hệ sau. Phẫu thuật cấy ốc tai điện t𒁏ử là phương pháp duy nhất để trẻ điếc nặng có thể nghe được.
Ốc tai điện tử gồm một bộ phận được cấy ở tai trong nhằm thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị khiếm khuyết, và một bộ phận xử lý âm thanh nằm bên ngoài. Điện cực ốc tai có khả năng biến âm thanh thành tín hiệu điện, chuyển đến các tế bào của hạch xoắn rồi theo dây thần kinh thính giác tác động đến vỏ não, giúp 𒅌n🧜gười khiếm thính nghe được âm thanh.
Phó giáo sư Minh Kỳ đánh giá bé Tuấn đang ở giai đoạn "vàng" để cấy ốc tai điện tử, cơ hội khôi phục thính lực và khả năng nói rất cao. Trẻ từ 5-6 tuổi trở lên, can thiệp kém hiệu quả hơn nhiều vì lúc đó não t🦩rẻ đã xơ hóa, không dễ tiếp nhận thông tin mới. "Quyết định can thiệp lúc này có thể thay đổi cuộc đời trẻ", Phó giáo sư Minh Kỳ cho biết.
"Chi phí cho một ca cấy ốc tai đi🎀ện tử hơn nửa tỷ đồng, vượt quá khả năng của gia đình", bà Tứ nói.
Để giúp bé Tuấn không bỏ lỡ cơ hội, Hà Nội phối hợp cùng nhà hảo tâm hỗ trợ🅠 chi phí ca phẫu thuật.
Bé Tuấn được ê kíp mở cửa sổ ở tầng ốc tai và đưꦯa điện cực vào. Do điểm đặt điện cực gần dây thần kinh số 7, các bác sĩ phải nhờ vào sự trợ giúp của hệ thống kính hiển vi, máy định vị, thăm dò để đặt điện cực đúng vị trí, nhận tín hiệu tốt mà tránh biến chứng liệt mặt ch🌠o người bệnh.
Sau phẫu thuật 6 giờ, bệꦺnh nhi tỉnh táo, phản ứng nhanh nhẹn cho thấy dây thần kinh số 7 được bảo tồn hoàn toàn. Một tháng sau khi vết mổ lành hẳn, bệnh nhi sẽ được đꦡeo thiết bị xử lý âm thanh ở vành tai để kết nối qua nam châm với bộ điện cực bên trong ốc tai, bắt đầu làm quen với âm thanh.
Phó giáo sư Minh Kỳ nhận định bé Anh Tuấn được cấy ốc tai điện tử sớm, hoạt bát, lanh lợi, nên tiên lượng phát triển ngôn ngữ rất tốt. Dự kiến 2-3 năm tiế𒁏p theo, trẻ theo học lớp học đặc biệt để phụ🐎c hồi ngôn ngữ.
Th𒀰eo Tổ chức nghiên cứu Thính giác Mỹ🐬, cứ 1.000-2.000 trẻ sinh ra có một ca điếc bẩm sinh, trong đó tình trạng di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây ra hơn 75% trường hợp. Trẻ có bố mẹ điếc, khả năng điếc bẩm sinh chiếm 10%. Điếc di truyền vẫn có thể xuất hiện ở trẻ có cha mẹ không bị điếc, tiền sử gia đình không ai bị điếc.
Phó giáo sư Minh Kỳ cho biết thêm không phải lúc nào cha mẹ cũng nhận ra ngay con mình mất thính lực, nhiều trường hợp đến khi trẻ chậm nói mới phát hiện điếc. Một số dấu hiệu trẻ điếc hoặc nghe kém, gồm không giಞật mì🧸nh trước âm thanh lớn, không quay đầu nhìn về nơi âm thanh phát ra, chậm nói...
Để xác định nguyên nhân gây điếc, bác sĩ cần khám sức khỏe, xét nghiệm lâm sàng, t🅰iền sử gia đình và xét nghiệm di truyền cho bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ điều trị và kiểm soát bệnh, dự đoán khả năng truyền bệnh cho thế hệ tương lai.
Hoài Phạm
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |