Đồng quan điểm với tác giả Hảo Hảo về câu chuyện "Gánh nặng tương lai đè vai con một", độc giả Trang khẳng định: 🤪"Các bạn hãy thử trả lời câu hỏi: đa phần người Việt ở vùng quê, làm nông, dù có nhiều tiền thì cũng biết thuê, mướn dịch vụ chăm sóc người già ở đâu? Nếu đặt trường hợp các bạn là con một và phải chăm sóc một người bệnh trên 80 tuổi, nằm một chỗ trong suốt nhiều năm liên tiếp, cảm giác của bạn sẽ thế nào? Nếu cả hai bố mẹ già của bạn cùng nằm bẹp một chỗ thì bạn thấy sao?
ꦜỞ phương Tây, người ta đi làm, đóng thuế, có dịch vụ dưỡng lão hoặc con cháu mỗi tháng sẽ gửi tiền chu cấp cho cha mẹ. Nhưng ở nước ta, phần đông các gia đình còn nghèo đến mức không đủ tiền nuôi con. Khi con lớn, cha mẹ nào còn dành dụm được một ít để về già đủ tiền ăn, thuốc men, quần áo, lo hữu sự, không để con cái phải chịu trách nhiệm đã là rất đáng mừng rồi. Chưa kể, ở vùng quê cũng rất thiếu y bác sĩ, điều dưỡng, nhiều khi vào viện cầm một cọc tiền đi tìm thuê một nữ điều dưỡng chăm sóc 24/24 cũng không có.
🌞Nói vậy để thấy, tôi ủng hộ quan điểm không nên sinh nhiều con quá nếu không nuôi nổi, nhưng nên sinh hai con chứ đừng chỉ sinh một. Chăm con nít nhiều khi quấy khóc, cha mẹ còn có thể huy động ông bà nội, ngoại hai bên chăm phụ. Chứ khi hai người già nằm một chỗ, con một sẽ vất vả vô cùng vì chẳng có ai để nhờ vả.
🦄Mẹ tôi cũng là con một, nhiều khi tôi thấy bà khóc một mình nhưng cũng chẳng thể làm gì phụ mẹ được vì tôi cũng còn hai con nhỏ. Nhà ngoại tôi cũng tích góp được ít nhiều, có nhà cho thuê, tiền bạc tương đối dư dả (nhiều người nhìn vào nói là giàu có) nhưng rốt cuộc vẫn chỉ mình mẹ chăm sóc ông bà trên 80 tuổi, trong khi bản thân mẹ cũng đã ngoài 60. Chị gái tôi bên nước ngoài gọi về kêu thuê người giúp việc, nhưng khổ nỗi cứ nghe đến chăm sóc người già không đi lại được là họ đều lắc đầu từ chối hết vì than cực, làm không nổi".
Đồng cảnh ngộ, bạn đọc Thủy chia sẻ về hoàn cảnh của bản thân: ꦉ"Như hoàn cảnh gia đình tôi mấy năm trước, ông nội thọ 94 tuổi. Nhưng từ năm 90 tuổi, ông đã bị tai biến nằm một chỗ. Mặc dù ông có tiền tiết kiệm do bán đất, lương hưu cũng có nhưng đều chi vào thuốc men, tã bỉm và mỗi lần đi viện cũng không thấm vào đâu. Thuê người chăm thì không ai chịu nhận vì là đàn ông, người to nặng, mỗi lần nâng lên đỡ xuống phải hai người, đi nặng thì phải dùng dụng cụ thông...
ಞKhó chăm như vậy, thử hỏi có người nào dám nhận làm, trừ con cái? Không những vậy ông ăn uống hay làm gì cũng cực khó tính, cắt tóc cũng phải mời thợ quen, cắt không đúng ý là bị chửi cho cả ngày. Nửa đêm, ông hay rên la, không cho ai ngủ. Cũng may, các con cái thay phiên nhau chăm sóc ông chứ chẳng thuê được người nào giúp.
🌃Nếu đưa ông vào viện dưỡng lão, thuê chăm sóc theo kiểu người tai biến như thế này, mỗi tháng cũng mất mấy chục triệu. Vả lại, vùng quê như chỗ tôi, muốn đi viện dưỡng lão lại phải ra Hà Nội hoặc vào Sài Gòn, thử hỏi ông có chịu đi không? Chưa kể xa cách vậy, con cái làm sao vào thăm ông được?
𓂃Nói gì đi nữa, người già vẫn muốn chết trong căn nhà của mình và trên quê hương mình chứ chẳng có ai muốn một mình ra đi lạnh lẽo trong viện dưỡng lão rồi để con cái vào nhận xác cả. Vậy nên, tốt nhất tùy vào hoàn cảnh của bản thân mỗi người mà cân nhắc sinh một hay hai con sao cho phù hợp".
>> Bạn nghĩ sao về xu hướng đẻ một con? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.