Cholesterol góp phần hình thành các chất lắng đọng, được gọi là mảng bám trong các mạch máu. Các mảng bám có thể tích tụ ꧋trong động mạch vành (cung cấp oxy cho tim) và trong động mạch cảnh (cung cấp oxy cho não).
Cùng với huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc và béo phì, mức cholesterol cao được coi là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch vành cho cả nam và nữ. Giống như các yếu tố khác, cholest💃erol cũng là một mối nguy đối với nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ có thể do tắc nghẽn động mạch cung cấp oxy cho não. Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực này đã đưa ra những kết luận trái chiều về vai trò của💮 cholesterol trong đột quỵ. Mối liên hệ giữa cholesterol và đột quỵ rất phức tạp vì mối quan hệ của chúng thay đổi dựa trên loại đột quỵ và loại cholesterol liên quan.
Có hai loại đột quỵ chính. Loại đột quỵ phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi có sự tắc nghẽn của ♛dòng máu. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm cả cholesterol cao cũng giống như những bệnh tim mạch vành. Một loại đột quỵ chính khác - đột quỵ xuất huyết là do vỡ mạch máu, máu chảy vào não. Cholesterol tăng🐼 cao không liên quan đến nguy cơ cao mắc loại đột quỵ này.
Không phải tất cả cholesterol đều giống nhau. Các loại cho꧟lesterol khác nhau có thể có những tác động rất khác nhau đối với cơ thể. LDL là "cholesterol xấu" gây hại cho tim và não. Nó là mộ♍t yếu tố chính góp phần vào sự phát triển mảng bám động mạch. Mức cholesterol LDL cao hơn 130 mg/dL có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
HDL là "cholesterol tốt". Mức HDL cao hơn 35 mg/dL giúp chống lại đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng cách giúp vận chuyển LDL đến gan và ra khỏi máu bằng cách giúp ổn định các mảng hiện có. Mức HDL cao hơn tiếp tục tăng cường khả năng bảo vệ, lợi ích lớn nhất do mức HDL trên 60 mg/dL mang lại, trong khi mức HD🌳L dưới 35 mgꦗ/dL có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Khi mảng bám bị vỡ ra và được mang đi trong máu, có thể kích hoạt máu đông lại, làm tăng nguy cơ máu bị tắc nghẽn.
Các loại thuốc được sử dụng để giảm mức cholesterol cụ thể như statin. Statin đã được chứng minh làm giảm nguy cơ đột quỵ và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đột quỵ nếu một cơn đột quỵ xảy ra. Bằng cách giảm mức LDL, statin và các loại 🎉thuốc gi🌜ảm cholesterol khác giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim.
Trên thực tế, statin còn được chứng minh làm giảm nguy cơ đột quỵ𓂃 ở những bệnh nhân có mức choleste🌸rol bình thường. Statin có một số tác dụng như ngăn ngừa các mảng hình thành, làm cho mảng bám ít mỡ và nhiều xơ hơn, giúp chúng có khả năng chống vỡ tốt hơn, giảm viêm và ngăn ngừa hình thành cục máu đông...
Các nghiên cứu lớn đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa việc s🧸ử dụng statin và giảm nguy cơ đột quỵ. Một phân tích tổng hợp đăng trên Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy, sử dụng statin làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 21% và cứ giảm 10% nồng độ LDL thì sẽ giảm 15,6% nguy cơ đột quỵ.
Các hướng dẫn về cholesterol để giảm nguy cơ đ༒ột quỵ thường khuyến nghị những người không mắc bệnh tim không hút thuốc và không có các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác ꦏ(như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tim) nên duy trì mức cholesterol toàn phần dưới 240 mg/dL, với LDL dưới 130 mg/dL và HDL trên 40 mg/dL.
Những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch nên cải thiện mức cholesterol để bảo vệ tốt hơn trước bệnh tim và đột quỵ. Những người này nên duy trì mức cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL, LDL dưới 100❀ mg/dL và HDL trên 60 mg/dL.
Kim Uyên
(Theo Verywellhealth)