Tôi đang sinh sống và làm việc ở Đức. Nói về câu chuyện trụ cột gia đình thì có lẽ nhà tôi có tới ba cột. Tôi không biết gia đình mọi người ra sao, chứ ở nhà tôi, con trai học lớp 11 là "cái cột" từ năm lớp 8. Con biết nấu ăn, đi chợ, giặt giũ, sửa chữa, lắp ráp giườn💙g tủ...
Chồng tôi (người Đức) là "cái cột" thứ hai. Anh nấu được món 𝓰ăn Tây cho trẻ con, biết mua sắm, dọn dẹp tầng hầm, gar🍃age, nhà kho, nhà xưởng, cắt cây, dọn dẹp vườn, trồng rau củ, sửa nhà, trang trí nội thất...
Và tôi là "cái cột" thứ ba, chủ yếu 🌠lo quản lý chung, ai làm gì cũng hỏi ý kiến tôi xem có ổn không? Ngoài ra, tôi lo mua sắm quần áo cho trẻ con, nấu cơm cho hai vợ chồng (vì chồng tôi không biết nấu món Việt), rửa chén, trồng hoa, trồng rau củ...
Mỗi khi đi du lịch xa, tôi là người sắp xếp hành lý cho cả nhà. Nhưng trong quá trình di chuyển và đi chơi, chồng và con trai tôi lo hết mọi việc trong và ngoài, từ ăn uống, chăm sóc đứa út còn nhỏ đến chăm sóc tôi vì tôi say máy bay, say tàu biển💙, say đủ thứ. Vậy đó, nhà tôi việc ai người đó làm. Và nhất là người nào làm thì những người còn lại phải biết đón nhận và biết ơn, không bao giờ chê bai, nhận xét này nọ.
>> Gánh nặng 'bình đẳng' của đàn ông ngày 8/3
Vì là người phụ nữ duy nhất trong nhà, nên tất nhiên tôi được ba nam giới còn lại tôn trọng, không ai làm cho tôi buồn hết. C⛎ả nhà nói rằng, tôn trọng phụ nữ là việc mà nam giới phải làm.
Ở gia đình tôi, ngày Quốc tế phụ nữ gần như không có nhiều ý nghĩa. Chồng tôi không biết đến ngày này, trong khi bản thân tôi cũng không nhớ. Tôi không cần chồng và hai con trai tặng hoa hay quà gì cả. Thay vào đó, suốt 365 ngày trong năm,🎀 cả nhà đều tôn trọng, thương yêu và chăm sóc tôi, vậy là vui rồi.
Họ gánh vác cho tôi phần lớn công việc trong nhà; luôn tìm cách đưa tôi đi chơi để tránh xa công việc nội trợ; luôn tìm kiếm và tặng tôi những ꧟thứ nho nhỏ mà tôi yêu thích (chồng bí mật chở tôi đến cánh đồng hoa để chụp hình, con trai thì mang về tặng mẹ cái lá phong vàng hoặc một viên sỏi đẹp mới nhặt được).
Tôi năm nay đã U50, cơ thể đã xuống cấp trầm trọng, nhưng chồng và con luôn khen tôi đẹp. Chồng nói: "Đó là sự hy sinh vì chồng con, rất đáng trân trọng và thương yêu ngàn lần". Nghe những lời đó, tôi rất hạnh phúc, chẳng còn mong gì hơn. Chắc chắn một n﷽gười đàn ông tử tế sẽ luôn mang lại cho người phụ nữ của họ hạnh phúc ngập tràn.
- 'Gánh nặng kép' của phụ nữ
- Sai lầm khi phụ nữ hy sinh sự nghiệp để chăm con
- Con cái không phải lý do để phụ nữ không sự nghiệp
- Phụ nữ làm việc nhà không phải là 'hy sinh cao cả'
- 'Phụ nữ Việt đỡ khổ hơn phụ nữ Hàn, Nhật'
- 'Phụ nữ Việt khổ vì tiêu chuẩn kép'