Trả lời:
Filler (chất làm đầy) là những chế phẩm sinh ♛học hoặc tổng hợp được sử dụng phổ biến trong thẩm mỹ da liễu. Tiêm filler là thủ thuật làm đẹp nội khoa không cần phẫu thuật, có tác dụng ngay và không quá nguy hi💖ểm nếu được thực hiện đúng. Mục đích điều trị là làm tăng thể tích (làm đầy) tạm thời, tạo hình khuôn mặt, điều trị nếp nhăn cho các vùng điều trị.
Tuy nhiên, hiện nay Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ chấp thuận và cấp phép cho tiêm filler tạm thời ở người từ 22 tuổi trở lên cho 4 vị trí ở mặt là má, cằm, môi và rãnh cười (các đường kéo dài từ hai bên mũi đến khóe miệng). Các trường hợp tiêm filler ở các vị trí khác như mắt, mũi, thái dương hay ng♔ực, mông (filler body) đều không được FDA chấp thuận. Do đó, tiêm filler để nâng mũi chưa được cấp phép.
Vùng mũi có nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng, là một trong những vị trí nguy cơ cao bị biến chứng liên quan tớ🐽i mạch máu khi tiêm filler. Tắc mạch là rủi ro đáng lo ngại nhất liê🐲n quan đến filler.
Tiêm filler trực tiếp vào mũi có thể chèn ép mạch máꦛu, nghiêm trọng hơn là tiêm nhầm vào mạch máu, gây ✅tắc mạch, làm giảm cung cấp máu nuôi các mô. Khi đó, mũi có thể bị sưng, hoại tử (chết mô), dù điều trị cũng có khả năng cao để lại sẹo vĩnh viễn.
Nếu filler di chuyển tới mạch máu nuôi mắt và tắc có thể gây mù, tới mạch máu não có thể dẫn đến nhồi máu não (đột quỵ). Nhẹ hơn, mũi và các vùng xung quanh như trán, mắt có thể bị tràn filler, phù nề hoặc nhiễm trùng, nổi nốt cục sau viêm, nổi u hạt... Các biến chứng này thường do tiêm sai kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm, tiêm fꦛiller khi da vùng tiêm đang viêm hoặc cơ địa người bệnh nhạy cảm.
Hơn nữa, filler được FDA cấp phép là loại filler có tác dụng tạm thời (không vĩnh viễn). Tùy sản phẩm, vị trí tiêm, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và sinh hoạt của mỗi người mà thời gian hiệu quả khác nhau, từ vài tháng tới vài năm. Sản phẩm càng có độ cứng cao, ở vùng ít cử động của khuôn mặt thì hiệu quả kéo dài càng lâu. Để duy trì hiệu quả , cần tiêm nhắc lại. Loại filler có tác dụng vĩnh🌞 viễn là silicon đã bị cấm từ lâu vì có nguy cơ cao gây biến chứng không thể hồi phục, thậm chí tử vong.
Hiện FDA chỉ chấp thuận nâng mũi bằng phẫu thuật thẩm mỹ (ngoại khoa). Nếu có nhu cầu nâng mũi, bạn nên tới cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép để được khám và tư vấn chi tiết. Nếu muốn tiêm filler làm đẹp da, bạn nên tới chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da. Chỉ bác sĩ có chứng chỉ, đào tạo bài bản về tiêm filler mới được thực hiện thủ thuật này và đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ biến chứng.
ThS.BS Lê Minh Châu
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da,
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp |