Trả lời:
Có khoảng 10-25% bệnh nhân sống sót sau đột quỵ và có thể trở lại với cuộc sống. Tuy nhiên, tùy thuඣộc vào từng mức độ nặng nhẹ của cơn đột quỵ mà khả năng hay phạm vi hòa nhập cuộc sống của người bệnh được phục hồi tương ứng. Khi bị đột quỵ, tổn thương não có thể ảnh hưởng phần nào đến khả năng vận động, phản xạ, phán đoán, nhận thức..., khiến ng💝ười bệnh dù sống sót cũng có thể không xử lý được công việc như người bình thường.
Đối với việc lái xe, hiện nay, tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc người đã bị tổn thương não khi nào có thể lái xe an toàn. Nhiều người bệnh thường tự quyết định việc này theo cảm nhận về sức khỏe của bản thân sau đột quỵ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhờ người nhà đánh giá những thay đổi trong giao tiếp, suy nghĩ, hành vi... có gì bất thường không, sau đó xin🍸 thêm 🉐ý kiến chuyên gia nếu cần nhằm đánh giá xem có khả năng lái xe an toàn không.
Một số dấu hiệu cảnh báo lái xe không an toàn ở người bao gồm: còn tê yếu tay chân, không quan sát được các dấu hiệu hay tín hiệu, khó làm chủ cảm xúc, dễ bị bối rối hay bực tức, không nhớ đường ngay cả ở khu vực quen thu⛄ộc, cần sự hướng dẫn hay cảnh báo của người khác...
Tại các nước phát triển như Mỹ, những người sống sót sau đột quỵ muốn lái xe trở♍ lại cần phải đảm bảo các điều kiện:
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng. Bác sĩ có trách nhiệm thông báo người bệnh có khả nă👍ng lái xe được hay không sau ☂khi đã kiểm tra các điều kiện liên quan (nhận thức về tầm nhìn, khả năng thích ứng, thời gian phản xạ, khả năng nhận thức, suy nghĩ và giải quyết vấn đề).
Ghi danh chương trình đào tạo lái xe trở lại. Họ phải học lại cách lái xe và trong một số trường hợp đặc biệt cơ quan hay đơn vị đào tạo lái xe sẽ chủ động đề xuất cải tạo một số chi tiết của chiếc xe nhằm đảm bảo phù hợp và an toàn cho người bệnh từng đột quỵ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức
Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM