Tranh cãi về câu chuyện dạy và học tích phân, đạo hàm hồi lâu, tôi vẫn thấy nhiều bạn thực sự chưa biết đạo hàm, tích phân, Toán họ🐈c là gì? Đối với họ, những kiến thức này chỉ là một mớ lý thuyết suông không hơn, không kém. Tôi không trách⭕ tư tưởng này, chỉ buồn vì nền giáo dục đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Toán học luyện cho con người ta hai kỹ năng: tư duy và tính toán. Tư duy chính là tính logic và tổng kết được quy luật; còn tính toán 🧔đơn giản chỉ là áp dụng những quy luật người ta đã tìm ra để có được kết quả. Vậ🅰y, tư duy và tính toán sẽ có nhiều cấp độ, phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Người giản đơn chỉ cần những phép tính đơn giản, tư duy giải được những bài toán đủ để trả tiền điện nước, ăn ngày ba bữa, nuôi được con cái học hành... Trong khi đó, người cần tư duy và phép tính phức tạp h𒁏ơn (chiếm số ít còn lại) ngoài nhu cầu ăn, ngủ, thuốc men, con cái, học hành, còn muốn đi du lịch, ở resort, ăn nhà hàng, mua nhà to...
Tích phân, đạo hàm suy cho cùng cũng chỉ là một phép tính. Nếu phân theo cấp học thì cộng, trừ nên dạy ở cấp một; nhân, chia thuộc cấp hai; và tích phân, đ🏅ạo hàm ở cấp ba. Xét về hình học, cộng, trừ tựa như các điểm; nhân, c⛎hia là đường thẳng hay mặt phẳng; và tích phân, đạo hàm là không gian vô định.
>> Ác cảm với tích phân, đạo hàm
Vây, có cần học tích phân, đạo hàm không? Học để làm gì và học như thế nào? Đó là câu hỏi mà chính ngành giáo dục cần phải trả lời. Sở dĩ có cuộc tranh cãi này là vì nhiều người không biết học những thứ này để làm gì, và thậm chí chưa bao gi�ꦕ�ờ sử dụng đến chúng trong cuộc sống, trong đó, có không ít các giáo viên dạy Toán.
Học để quên thì đó là một sự lãng phí (thời gian, công sức, tiền bạc) cho xã hội. Học để thi, thì đó là một sự bất công vì nó cướp đi cơ hội học hành lẫn việc làm (kể cả công việc chẳng bao giờ dùng tới tích phân, đạo hàm) của bao thế hệ con trẻ ở xã hội vị bằng cấp (không học có bằng sẽ khó có cơ hội việc làm nên ai cũng phải chạy đua kiến thức).
Một thực tế rằng, kiến thức thì ai cũng cần nhưng chỉ nên cung cấp những kiến thức thiết thực, còn những kiến thức chuyên sâu nên để những bậc cao hơn, ch♏uyên s𒁃âu hơn học. Bọn trẻ cần không gian và thời gian để học ngoại khóa hữu ích cho đời. Còn ôm đồm kiến thức kiểu bác học như thế chỉ tổ mất thời gian và công sức. Chúng chỉ biết học và thi không còn thời gian để thở, để ăn thì sau này ra đời thế nào?
Tóm lại, tích phân và đạo hàm chỉ nên dạy cho ai có nhu cầu và công việc đòi hỏi phải dùng đến chúng để tính𒈔 toán. Kiến thức chỉ hữꦺu ích khi nó được ứng dụng trong thực tế. Còn học để thi rồi quên, thì tốt nhất là đừng dạy.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.