Đàn bà hư ảo được viết từ góc nhìn của một phụ nữ nhiều trải nghiệm. Câu chuyện được tái hiện qua dòng ý thức của An về cuộc sống và những người xu🀅ng quanh cô. An lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, ký ức tuổi thơ của cô là những trận đòn roi bạo lực, những cơn say triền miên của cha và giọt nước mắt cam𓄧 chịu của mẹ. Mẹ cô là người đàn bà yếu đuối, dù oán hận chồng nhưng không thể rời bỏ ông ta, cứ chia tay rồi lại quay về như một vòng luẩn quẩn.
An lớn lên với những vết thương tâm hồn khó lành. Cô hạ quyết tâm trở thành người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ khác với mẹ mình. An muốn ở bên Nhai vì anh chấp nhận con người thật của cô, tuy nhiên, cô sợ hôn nhân bởi những ám ảnh trong quá khứ. Họ có tình yêu, tình dục, tình thân nhưng chẳng màng đến hôn nhân. Thực chất An cố gồng lên mạnh mẽ để che giấu bản chất yếu đuối của mình, đồng thời tìm đến men rượu để ܫkhống chế nỗi sợ hãi của bản thân. An đã chọn lối sống hoàn toàn khác với mẹ nhưng cô vẫn rơi vào tấn bi kꦿịch tương tự, đó là nỗi cô đơn.
Trong Đàn bà hư ảo, ngòi bút dịu dàng nhưng không kém phần quyết liệt của Nguyễn Khắc Ngân Vi cuốn bạn đọc vào dòng chảy cuộn trào từ sâu trong nội tâm nhân vật. Ở đó, tác giả không ngại bóc tách, lột trần, phơi bày bản ngã những đứa con tinh thần của mình. Cái tôi của họ bị trói buộc trong nỗi cô đơ❀n tột độ, trong những điệp khúc đơn điệu, lặp đi lặp lại của cuộc sống. Tác phẩm đặt ra nhiều trăn tr꧑ở: "Sống làm gì?", "Sống thế nào cho ra sống?", "Có phải con người sinh ra vốn cô đơn rồi chết đi vẫn một mình?", "Rốt cuộc thế nào mới là hạnh phúc chân chính?".
Ngân Vi còn chạm đến sâu thẳm dục vọng của nữ giới. Chị không ngại đề cập đến những say đắm cuồng dại luôn gào thét trong tâm khảm nhưng khó thốt ra ở đầu môi. Khát khao chính đáng đó bị những lề thói xã hội, chuẩn mực đạo đức kìm nén. Sau tất cả, Đàn bà hư ảo khơi gợi khát vọng sống thật với bản năng và chống♕ lại những chuẩn mực cứng nhắc.
Một yếu tố hấp dẫn khác của Đàn bà hư ảo là lối kể chuyện theo dòng ý thức của Nguyễn Khắc Ngân Vi. Tác giả không sử dụng nhiều hội thoại mà để nhân vật tự do bộc bạch, khiến người đọc dễ dàng hòa vào mạch༒ truyện𝕴, đồng cảm với các nhân vật.
Vĩ Thanh