ཧChạy bộ là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, tác động lên hầu hết cơ quan trong cơ thể. Chạy bộ giúp tăng cường sức mạnh hệ thống gân cơ ở chân, kích thích tăng nhịp tim, tiết ra mồ hôi cải thiện sức khỏe làn da, kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng...
🅘BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh, khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý chạy bộ có thể dẫn đến một số chấn thương giống như những môn thể thao khác. Trong đó, phổ biến nhất là các chấn thương ở khớp mắt cá chân (khớp cổ chân) với triệu chứng đặc trưng là đau.
🔥Khớp mắt cá chân là cấu trúc phức tạp được tạo thành từ xương, dây chằng, gân và cơ. Đây là vị trí chịu trọng lượng của cơ thể và xử lý áp lực khi di chuyển, do đó rất dễ bị chấn thương, nhất là khi thực hiện các động tác lặp lại ở cường độ cao như chạy bộ.
Bong gân ꧋là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở người chạy bộ. Tình trạng này xảy ra khi các dây chằng ở mắt cá chân bị kéo căng hoặc rách, do cổ chân bị lật khi đang chạy. Mức độ nghiêm trọng có thể từ căng nhẹ đến rách hoàn toàn dây chằng. Đau, sưng, bầm tím và khó trụ chân là dấu hiệu đặc trưng của bong gân.
Căng mô vùng cổ chân💟 xảy ra khi gân, dây chằng... ở vị trí này bị kéo căng quá mức, thường gặp khi người chạy bộ chạy nước rút hoặc đổi hướng đột ngột. Khi bị căng mô vùng cổ chân, người bệnh thường cảm thấy đau, sưng tấy, co thắt cơ và giảm sự linh hoạt ở cổ chân. Cơn đau tập trung ở vùng gân bị căng và có thể tăng lên khi người bệnh tiếp tục vận động.
Viêm gân gót༺: Gân gót là gân nối cơ bắp chân với xương gót chân. Khi hoạt động quá sức, gân này có thể bị viêm, gây đau và cứng cổ chân. Khi tình trạng viêm kéo dài, chuyển sang mạn tính, người bệnh có thể cảm thấy gân dày lên.
Gãy xương do mỏi🐽 ở người chạy bộ thường xảy ra ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Khi người bệnh chạy đường dài, tình trạng áp lực lặp lại trong thời gian dài có thể tạo ra các vết nứt nhỏ ở xương. Các triệu chứng của gãy xương do mỏi gồm đau nhức ở bàn chân hoặc mắt cá chân khi chạy bộ, thường giảm khi nghỉ ngơi; sưng tấy và đau khi chạm vào vị trí gãy xương...
Bác sĩ Hoàng Anh lưu ý những điều sau để phòng ngừa các chấn thương cổ chân khi chạy bộ.
Chạy đúng kỹ thuật🔜: Người chạy cần lưu ý khởi động đầy đủ trước khi chạy giúp cơ và khớp có sự chuẩn bị. Sau khi chạy, cần hạ nhiệt bằng các động tác giãn cơ ở cường độ thấp để cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Tăng dần khoảng cách và cường độ chạy. Nếu tăng quãng đường hoặc cường độ chạy đột ngột có thể gây quá nhiều áp lực lên mắt cá chân, dẫn đến đau hoặc chấn thương.
Tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh mắt cá chân🌠, cải thiện tính linh hoạt và giúp ngăn ngừa chấn thương bằng các bài tập như giãn cơ bắp chân, xoay mắt cá chân và các bài tập dùng dây kháng lực.
Mang giày phù hợp𝔉: Giày không vừa vặn hoặc không thích hợp để chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương mắt cá chân. Ngược lại, các loại giày chuyên dùng trong chạy bộ có phần đế hỗ trợ hấp thụ lực tác động lên bàn chân khi chạm đất, từ đó giảm căng thẳng cho mắt cá chân, hạn chế nguy cơ chấn thương.
Nghỉ ngơi đầy đủ💝: Khi cảm thấy đau hoặc xuất hiện các bất thường khác, hãy chạy chậm lại, chuyển sang đi bộ rồi dừng lại. Cố gắng chạy trong tình trạng này có thể dẫn đến những nghiêm trọng. Nếu cơn đau không giảm sau khi nghỉ ngơi, hãy đi khám để được điều trị kịp thời.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |