Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong nă✤m. Mặc dù tỷ lệ cơn đau vùng đầu thay đổi theo từng vùng địa lý, nhưng nó vẫn luôn là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp.
Theo BS.CKII Thân Thị Minh Trung (Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM), đau đầu thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt, thỉnh thoảng đau꧃ ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc lan tỏa ra khắp đầu.
Đau nhức đầu có nhiều cường độ và tính chất khác nhau. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, đau dữ dội, đau nhói hoặc đ🌠au châm chích ở đầu. Cơn đau phát triển dần hoặc đột ngột, kéo dài từ vài phút đến vài ngày.
Nguyên nhân
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là ng꧟uyên phát và thứ phát.
Đau đầu nguyên phát
Đau đầu nguyên phát chiếm 90% nguyên nhân gây đau. Đau đầu nguyên phát không do nguyên nhân thực thể, không do tổn thương cấu trúc não bộ. Nhóm đau đầu nguyên phát bao gồm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu Migraine, đau do căng cơ, đau từng cụm, các loại đ🍸au đầu nguyên phát khác như đau 💞khi gắng sức, khi ngủ, đau nửa đầu liên tục...
Hoạt động hóa học trong não, các dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh hộp sọ hoặc các cơ ở vùng đầu෴ cổ có thể đóng vai trò trong chứnꦿg đau đầu nguyên phát.
Một số cơn đau nguyên phá🏅t có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống, bao gồm uống nhiều rượu, bia, đồ uống chứa caffein; có sự thay đổi trong việc ăn uống, ngủ nghỉ; có chuyện đau buồn, lo lắng; căng thẳng; đứng, ngồi sai tư thế ảnh hưởng lên mắt, cổ hoặc lưng; ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc thời tiết thay đổi.
Tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Bác sĩ Minh Trung cho biết, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh. Khi cả cha và mẹ đều có tiềnဣ sử mắc chứng đau nửa đầu thì 70% khả năng con của họ cũng sẽ mắc chứng bệnh🌼 này.
Đau đầu thứ phát
Đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý c🃏ụ thể gây ra, bao gồm:
- Đau do bệnh thần kinh như chấn thương sọ não, u não, bệnh màng não - mạch máu ♑não, hội chứng tăng áp lực nội sọ...
- Đau do bệnh toàn thân: say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn t𒐪hân cấp tính, nhiễm ꦍđộc...
- Đau do bệnh nội khoa: bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh n✨ội tiết, thiếu máu...
- Đau do các bệnh chuyên khoa khác:🃏 bệnh về mắt, tai mũi✅ họng, cơ xương khớp, nha khoa...
Đối tượng nguy cơ cao
Đau đầu rất phổ biến và có thể xảy ra ở b𓃲ất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những đối tượng hay gặp nhất những đối tượng sau:
- Tỷ lệ xuất hiện cơn đau ở nữ giới thường cao hơn nam giới, đặc biệt 💖là chứng đau nửa đầu. Đau nửa đầu có thể xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh d💃ục nữ. Cơn đau nhức dễ xảy ra vào thời điểm hành kinh và mãn kinh.
- Người thường xౠuyên sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
- Người hay bị căng thẳng, người hay lo lắng.
- Người thườn�💛�g xuyên làm việc với máy tính không nghỉ: nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế đồ họa vi tính, công nghệ thông tin...
- Người có bố, mẹ, anh chị em ಌruột bị mắc chứng đau nửa đầu꧋.
Triệu chứng
Cơn đau đầu có biểu hiện như thế nào tùy thuộc vào loại đau đầu người bệnh gặp phải. Hiện nay có đến hơn 150 loại đaಞu nhức đầu khác nhau. Triệu chứng🥂 của một số loại đau đầu phổ biến như sau:
Triệu chứng đau đầu căng cơ
Người bệnh bị nhức đầu từ nhẹ đến vừa, cảm giác đầu bị bó, kẹp như có một dải băng quấn căng quanh đầu. Tình trạng đau căng đầu xảy ra ở cả hai 🍃bên đầu và thường xuất hiện trong thời gian ngắn.
Triệu chứng đau nửa đầu
Người bệnh bị đau đầu từ vừa đến nặng. Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đꦍầu, cảm giác dồn dập,𓂃 người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi cơn đau xảy ra.
Người bị đau nửa đầu thường nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sánꩲꦬg và mùi.
Cơn đau có thể k🍸éo dài từ 🎀vài giờ đến vài ngày và lặp lại thường xuyên.
Triệu chứng đau từng cụm
Cơn đau nhức nhối bắt đầu ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh một mắt, kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ, có thể đi kèm với các tri✨ệu chứng sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bên phần đầu bị ảnh hưởn꧑g. Việc xác định người bệnh đang gặp phải chứng đau đầu nào là rất quan trọng để có phương án điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.
Dấu hiệu nguy hiểm
Phần lớn các cơn đau sẽ biến mất trong một thời gian ngắn khi người bệnh được ngh🐟ỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây khi đau đầu, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức:
- Cơn đau xảy ra đột ngột, trở nặng trong vòng vài giây 💞hoặc vài🦋 phút hoặc cơn đau cực kỳ tồi tệ đến mức không thể chịu được
- Đau đầu nặng kèm theo sốt hoặc cứng cổ
- Người bệnh có thể có tình trạng co giậ✱t, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu.
- Cơn đau xuất ♑hiện nhanh ൲chóng sau khi tập thể dục gắng sức hoặc chấn thương nhẹ.
- Đau đầu mới xuất hiện, đi kèm biểu hiện yếu, tê tay chân, n🍰hìn mờ. Mặc dù chứng đau nửa đầu đôi khi có thể gây ra những triệu chứng này nhưng người bệnh vẫn nên được đánh giá khẩn cấp khi những triệu chứng này xuất hiện ngay lần đầu tiên.
Nếu cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, thường xuyên, gây cản trở các hoạt động bình thường hoặc nặng dần theo thời gian, bạn🎶 cũng nên đến ꦇgặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và thăm khám.
Chẩn đoán, điều trị
Bác sĩ hỏi người bệnh về các đặc điểm của♓ cơn đau để chẩn đoán tình trạng đau đầu. Ngoài việc mô tả các triệu chứng lâm sàng của cơn đau, người bệnh cũng cần cuಞng cấp cho bác sĩ tiền sử điều trị bệnh đau đầu trước đó cũng như các loại thuốc đã và đang sử dụng.
Sau khi hỏi về các tri🐼ệu chứng và đánh giá lịch sử y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm k𒁃hám và xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau đầu. Các phương pháp điều trị chứng đau đầu
Việc đầu tiên cần thiết nhất khi bị đau đầu là người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng tâm lý. Sau đó, tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp đi🌟ều trị phù hợp cho người bệnh. Nếu cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý gây đau đầu. Khi bệnh tình thuyên giảm, các cơn đau cũng sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, không phải khi nào 🎶cơn đau đầu cũng liên quan đến bệnh lý. Trong trường hợp này, cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất khi được điều trị bằng 𒀰các biện pháp thích hợp như dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thiền, yoga...
Phòng ngừa
Bác sĩ Trung cho biết, để ngăꩲn ngừa chứng đau đầu là tìm ra các yếu tố có khả năng kích hoạt cơn đau đầu. Chẳng hạn, một số người cảm thấy nhức đầu khi ngửi mùi nước hoa mạnh hoặc ăn một số loại thực phẩm nhất định (hạt điều, hành tây, chocolate...). Các yếu tố kích hoạt đau đầu ở mỗi người là khác nhau. Khi đã xác định được chúng, người bệnh có thể tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với chúng để phòng ngừa đau đầu. Bên cạnh đó, một số phương pháp khác cũng giúp phòng ngừa và hạn chế chứng đau đầu hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Học cách quản lý căng thẳng: hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng và sử dụng c🍒ác phương pháp đối phó lành﷽ mạnh nếu gặp phải những căng thẳng không thể tránh khỏi.
- Xây dựng c🅰hế độ ăn uống khoa học, đủ chất: ăn điều độ, không bỏ bữa, chú ý duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Uống đủ nước: người bệnh cần bổ sung đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nóng bức vì thiếu nước có thể ▨khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi dẫn tới đau ở vùng 💯đầu.
- Ngủ đủ giấc: thiếu ngủ là nguyên nhân gây đau nhức đầ🐠u phổ biến. Ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng mỗi đêm) sẽ giúp nâng cao nă༒ng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng.
- Tập thể dục thường xuyên: ít nhất ba lần một tuần trong 30 phút có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau đầu và nâng cao s⛄ức khỏe tổng thể.
Hạn chế uống rượu, b🐬ia, các thức uống c𓆏hứa chất kích thích như caffeine...
Tạo khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc để tránh đau đầu♈ và chống mỏi mắt.
Theo bác sĩ Minh Trung, những cơn đau đầu thường diễn ra ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn, có thể được kiểm soát bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợ🍨p, các cơn đau đầu có mức độ rất dữ dội, khiến bạn khó tập trung làm việc và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày khác. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng đau đầu thường xuyên, kéo dài hoặc rất dữ dội, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra.
Ngọc An