Cơ thể có hai loại cholesterol chính là LDL - cholesterol "xấu" và HDL - cholesterol ♏"tốt". Cholesterol HDL có chức 🅠năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng việc làm sạch chất béo trong các mạch máu. Khi lượng cholesterol HDL trong máu thấp, lượng đường cao có liên quan đến nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Phần lớn các nghiên cứu trước đây tập trung vào những người ở độ🎐 tuổi trung niên có lượng đường hoặc cholesterol xấu trong máu cao. Một nghiên cứu mới đây cho cho thấy có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong tương lai ở những người tuổi 30 dựa vào mức độ cholesterol ༺và lượng đường trong máu.
Nghiên cứu được công bố vào tháng 3 trên tạp chí về bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ theo dõi 4.932 người trưởng thành độ tuổi trung bình🌊 38 trong vài thập kỷ. Cứ 4 năm một lần, người tham gia nghiên cứu được khám sức khỏe, bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra lượng cholesterol và đường trong máu. Họ cũng có các bài kiểm tra định kỳ để nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer.
Những người tham gia nghiên cứu có mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) cao hơn thì giảm 13% nguy cơ mắc൩ 🐓bệnh Alzheimer. Những gười trẻ tuổi có nguy cơ phát triển bệnh về sa sút trí tuệ Alzheimer lên đến 34% khi chất béo trung tính (triglyceride) cao. Đây là "thủ phạm" có thể làm máu dính, đặc hơn và dễ đông máu hơn. Đối với người có lượng đường trong máu vượt mức cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khoảng 12%.
Theo Tiến sĩ Lindsay Farrer, trường Y Đại học Boston (Mỹ) - tác giả nghiên cứu, mặc dù có các các nghiên cứu khác cho thấy mối liên quan giữa mức độ cholesterol và lượng đường trong máu với nguy cơ mắc bệ♌nh Alzheimer trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ này có thể đến sớm hơn nhiều so với trước đây.
Nhiều người không🌜 quan tâm lắm tới mức độ cholesterol khi bước vào tuổi trung niên. Cholesterol lipoprotein (LDL - cholesterol xấu) tăng cao và HDL thấp có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong các mạch máu, gây ra hiệ𝔍n tượng cục máu đông, dẫn đến các cơn đau tim. Họ ít quan tâm đến tác động tiềm tàng của chỉ số HDL và LDL đối với sức khỏe não bộ trong tương lai gần.
Chính vì thế, họ bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình suy giảm nhận thức thông q💝ua thói quen ăn uống, tập thể dục, sử dụng thuꦓốc để duy trì lượng cholesterol và lượng đường trong máu ổn định.
Chế độ ăn uống giúp kiểm soát cholesterol
Nghiên cứu cho thấy, mỗi lần tăng 15 (mg/dL) cholesterol HDL ở tuổi trưởng thành có liên quan đến việc giảm 15% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Cứ tăng 15 mg/dL lượng đường trong máu hoặc mức độ glucos🌠e, có liên quan đến khả nă𓆉ng phát triển bệnh Alzheimer cao hơn 15%.
Theo tác giả của nhóm nghiên cứu, các can thiệp tập trung vào mục tiêu kiểm soát cholesterol và glucose ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe nhận thức về sau. Chế độ ăn uống kiểm soát đường và cholesterol trong máu như tăng cường thực phẩm có nguồn gốc thực vật (ngũ cốc, hạt, trái cây, rau củ), thay vì ăn thịt đỏ (lợn, bò, dê, cừu...) có thể thay thế bằng thịt trắng (thịt gia cầm, cá các loại), tăng chất🐓 xơ trong khẩu phần ăn với ngũ cốc, bột yến mạch, gạo lứt, ra🎐u xanh...
Mọi người cũng nên tránh thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món chiên giòn, chiên ngập dầu. Ngừng tiêu thụ các thực phẩm chứa transfat như thức ăn nhanh, mì gói, bánh quy, bánh quy giòn, thực phẩm chế biến... mà nên sử dụng chất béo lành mạnh có trong dầu ôliu, hạt hạnh nhân, óc chó. Giảm tiêu thụ đường, đặc biệt là đường trong các🔴 loại nước giải khát, bánh kẹo..., không rượu bia cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trọng Đức