Một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ là tuổi cao, tuổi càng cao càng dễ bị đột quỵ nên từ lâu mặc nhiên mọi người xem đột quỵ là một bệnh không phổ biến ở giới trẻ và ít được chú ý. Tuy nhiên theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa k꧂hoa Tâm Anh cho biết, các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó, nam giới mắc bệnh cao hơn nữ gấp 4 lần. Đột q꧋uỵ não ở người trẻ từ 18 đến 40 tuổi hiện nay đã chiếm hơn 10% tổng số ca bệnh, thậm chí các trường hợp đột quỵ não ở bệnh nhân dưới 16 tuổi cũng gặp thường xuyên.
Tâm lý chủ quan, không quan tâm đến bệnh tật, không nghĩ n🍨gười trẻ bị đột quỵ não dẫn đến thực tế là nhiều tꦆrường hợp người trẻ đột quỵ vào viện cấp cứu muộn, đều bỏ lỡ "thời gian vàng".
"Khi bị tê một tay, tê một chân hoặc đau đầu hay mờ mắt💦, nói khó, người lớn sẽ nghĩ đến đột quỵ còn người trẻ nghĩ đến một lý do khác như đêm qua ngủ không đúng tư thế hay do làm việc quá sức, mệt mỏi... Họ bỏ qua dấu hiệu báo động ban đầu và không đi khám. Khi triệu chứng nặng hơn, bị liệt nửa người, rơi vào hôn mê, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu thì đã quá muộn", bác sĩ Minh Đức cảnh báo.
Theo bác sĩ Minh Đức, bệnh nhân trẻ bị đột quỵ nếu nhập viện vào "thời gian vàng" thì khả năng hồi phục cao hơn rất nhiều so với độ tuổi khác. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệ🥀n đại như chụp cắt lớp vi tính não, cộng hưởng từ... sẽ giúp chẩn đoán sớm và chính xác thể bệnh đột quỵ não để bác sĩ điều trị chính xác và hiệu quả cho bệnh nhân.
Vì vậy, bác sĩ Minh Đức cản𒊎h báo, khi có các dấu hiệu như: đột ngột bị méo miệng, yếu liệt tay chân, mờ một mắt, đau đầu, chóng mặt dữ dội, nói khó nên đến ngay cơ sở y tế có chức năng khám, điều trị đột quỵ để kiểm tra, không nên chủ quan mà bỏ qua "thời gian vàng" trong điều trị.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo bác sĩ Minh Đức, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi gia tăng trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân về dị dạng mạch máu não, phần lớn xuất phát từ lối sống không lành mạnh. Trong số bệnh nhân đột quỵ não ở người trẻ tuổi có 15% tăng huyết áp; 30% bị đái tháo đường; 30% bị béo phì; 50% có hút thuốc lá. Ngoài ra, chưa có thống kê đầy đủ về các trường hợp đ🐎ột quỵ xảy ra sau khi uống nhiều rượu bia.
Lời khuyên cho các bạn trẻ:
Ngừng hút thuốc lá: khói thuốc có chứa khoảng 7.000 chất độc hóa học như formaldehyde, carbon monoxide, arsenic và cyanide. Người hít phải khói thuốc ngoài nguy cơ phá hủy phổi còn làm tăng độ nhớt máuꦓ, tăng tiến trình xơ vữa động mạch nên tăng nguy cơ đột quỵ gấp 6 lần so với người bình thường. Vì vậy, ngưng hút th෴uốc lá giúp phòng ngừa đột quỵ
Ăn uống lành mạnh: theo bác sĩ Minh Đức, khoảng 50-60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Những rối loạn này xuất phát từ thói quen ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, nội tạng như gan, cật, trứng, vú trong bữa ăn hàng ngày. Từ những rối loạn mỡ máu này sẽ thúc đẩy tiến trình xơ vữa động mạch cũng như tăng cân, béo phì làm tăng nguy𓂃 cơ đột quỵ.
Sử dụng quá nhiều đồ ngọt và tình trạng béo phì cũng làm൲ gia tăng nhanh bệnh đái tháo đường ở người trẻ, thậm chí với trẻ em. Bác sĩ Minh Đức cho biết, tỷ lệ béo phì ở người trẻ tại Việt Nam đã tă𝔍ng 33%, hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á. Cũng theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ tuổi có đái tháo đường ở Đông Nam Á chiếm đến 54,8%. Cần có chế độ ăn lành mạnh, bổ sung rau, củ quả, bữa ăn đầy đủ chất, kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày để có cân nặng hợp lý và không bị rối loạn chuyển hóa.
Hạn chế uống rượu bia: bác sĩ Minh Đức nhấn mạnh, việc uống nhiều rượu bia có liên quan mật thiết đến sự gia tăng chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi. Với tâm lý thắng thua trên bàn nhậu, nhiều người muốn dùng rượu bia nhằm chứn🍌g tỏ bản lĩnh, nhiều bạn trẻ lạm dụng bia rượu quá mức.
Kiểm soát stress, tăng hoạt động thể chất: dịch Covid-19 kéo dài khiến con người hạn chế giao tiếp, áp lực công việc và cuộc sống, lo lắng nguy cơ về bệnh tật, chứng kiến sự ra đi của những người thân. Thêm vào đó, những ngày giãn cách xã hội khiến việc vận động, ra ngoài bị hạn chế. Nhiều người chỉ ngồi làm việc, giao tiếp, giải trí trước màn hình máy tính hoặc điện thoại di động; không tham gia các hoạt động thể dục, thể🐻 thao; thậm chí các em nhỏ phải học trực tuyến suốt ngày trên mạng. Điều này dẫn đến tình trạng lười vận động kéo dài. Ít vận động sẽ kéo theo tỷ lệ béo phì, thừa cân gia tăng. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có thừa cân.
"Tôi cũng đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ não có thể trạng béo phì. Có trường hợp bệnওh nhân mới 30 tuổi nhưng nặng hơn 100 kg, bị đột quỵ gây liệt nửa người phải", bác sĩ Minh Đức chia sẻ.
Để phòng nguy cơ đột quỵ, bác sĩ Minh Đức khuyến khích, người trẻ nên có lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố gia tăng nguy cơ như trên. Đồng thời, ăn nhiều các loại rau, củ quả tươi, ngũ cốc...; mỗi ngày đi bộ từ 30-50 phút, vận động nhẹ để giảm nguy cơ béo phì; đồng thời kết hợp với việc quản lý sức khỏe 🐽qua việc thăm khám định kỳ.
Anh Chi