Trả lời:
Theo mô tả, có thể chú mắc chứng bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức, do 🧸các cơ của bàng quang co thắt không chủ ý, dù lượng nước tiểu ít. Những cơn co thắt gây cảm giác muốn đi ti🦹ểu thường xuyên, đột ngột, khó kiểm soát.
Người bị bàng quang tăng hoạt muốn đi tiểu nhiều l😼ần cả ngày lẫn đêm (hơn 8 lần mỗi ngày hoặc hơn hai lần vào ban đêm), có thể kèm tiểu gấp. Tình trạng này không nguy hiểm, nhưng dễ khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến công việc, cản trở sinh hoạt.
Nguyên nhân có thể do rối loạn về thần kinh như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, nhiễm trùng 𒉰đường tiết niệu, có khối u hoặc sỏi trong bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, táo bón. Dùng thuốc lợi tiểu, uống quá nhiều caffeine, rượu bia cũng gây bệnh.
Người lớn tuổi có nguy cơ bàng quang tăng hoạt, gặp các vấn đề về đường tiết niệu hơn người trẻ tuổi, do tăng sinh tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường... Người từng đột quỵ, Alzheimer có khả năng mắc bệnh cao do suy giảm nh🍬ận thức, não bộ mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Người bệnh nên tới bệnℱh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán chính xác. Tùy nguyên nhân, bác sĩ có phương pháp điều t🔴rị phù hợp.
Thông thường, bác sĩ khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống, hạn chế thức ăn và đồ uống gây kích thích bàng quang, tạo nhiều nước tiểu. Cụ thể là cà phê, trà, rượu bia, đồ uống có gas, trái cây họ cam quýt, cà chua, chocolate đen, thức ăn cay. Nên ghi số lần đi vệ sinh mỗi ngày, tập đi tiểu sạch, trì hoãn đi tiểu đúng giờ.
Khi các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc, tiêm botox vào bàng quang, kích thích thần k💜inh bàng quang, phẫu thuật mở rộng bàng quang.
BS.CKI Châu Minh Duy
Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả có thắc mắc về bệnh tiết niệu gửi câu hỏi tại đây để bác sĩ giải đáp.