12 năm kể từ khi tôi thi trượt lớp 10 vào một trong những trường chuyên có tiếng của thành phố, bảy năm sau khi nhận học bổng toàn phần du học, và bốn năm từ khi bắt đầu làm việc và sinh sống tại Mỹ, tôi luôn tự hỏi bản thân: điểm học bạ thật cao để làm gì?
Thời điểm này các đây bảy năm, khi tôi nộp đơn xin học bổng của các trường Đại học Mỹ, trong buổi phỏng vấn với đại diện các trường💙, câu hỏi mà tôi luôn nhận được là: "Tell us what sets you apart from others?" (tạm dịch: Hãy cho🧜 chúng tôi biết điều gì khiến bạn khác biệt so với những ứng viên còn lại?). Và câu trả lời của tôi là: "It’s not my grades, it’s how I handle rejections and my will to accept mistakes that make me different." (tạm dịch: Không phải điểm số, mà chính là sự đối mặt với những sự từ chối, và sẵn sàng chấp nhận những sai lầm là điều khiến tôi khác với phần còn lại.)
Khi có cơ hội tiếp xúc với giáo viên và các bạn học sinh cấp ba tại Mỹ, tôi hầu như chưa từng thấy các em phải dậy sớm từ bốn, năm giờ sáng và kết thúc một ngày học dài vào 11, 12 giờ đêm. Các em chỉ bắt đầu học vào lúc bảy, tám ♒giờ sáng và kết thúc vào lúc ba giờ chiều. Thiếu niên Mỹ được rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kꦦỹ năng thuyết trình, tự tin nói trước đám đông, hay đối diện với áp lực – những thứ mà tôi cũng như các em học sinh Việt ngày nay rất ít khi được hướng dẫn trau dồi.
Vậy điểm cao có cần không? Điểm số được hiểu là sự đánh giá, nhận định của giáo viên về học sinh, đa phầꦕn được thể hiện dưới dạng số hoặc chữ cái. Theo tôi, 🌄điểm số cao là điều kiện cần để giáo viên có thể đánh giá năng lực tiếp thu của học sinh, phần nào có thể phân loại và theo dõi quá trình rèn luyện của học sinh đó. Tuy nhiên, điểm số chưa bao giờ là điều kiện đủ để quyết định tương lai nghề nghiệp, lựa chọn cơ hội hay thậm chí mục tiêu sống cho các em.
>> 'Nhìn bảng điểm, học sinh Việt toàn nhân tài'
Điểm số cao có thể phần nào giúp các em hài lòng với sự phấn đấu của bản thân, các bậc phụ huynh cũng sẽ vui mừng khi thấy con mình được điểm cao hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi các em đối mặt với những con điểm không như ý, trượt xét tuyển vào trường mình mơ ước, hay nhận phải những thất bại đầu tiên trong cuộc đời? Liệu những điểm số cao "trong mơ" từ học bạ có thể 𒈔giúp các em nh🥀ìn nhận những thiếu sót và mạnh dạn đứng lên sau những lần vấp ngã?
Đọc bài viết "Điểm thầy cho bỏ xa điểm trò thi", tôi lại thấ♐y nao lòng vì vấn nạn "lạm phát điểm học bạ" ngày càng trở nên ph📖ổ biến ở giảng đường. Học sinh với học bạ điểm "trên mây" lại dễ dàng trượt xét tuyển THPT nếu được đánh giá đúng năng lực. Vậy, mục đích của những điểm số cao cuối cùng là gì? Là giúp các em có cơ hội cạnh tranh hơn, giúp các em tự tin hơn, hay đơn giản chỉ là để giúp nhà trường thi đua cạnh tranh thành tích với các trường THPT khác?
Việc đánh giá xét tuyển không nên chỉ dựa vào những điểm số trên học bạ, mà nhà trường nên dựa vào sự đánh giá toàn diện của các em. Một học sinh có thể nhận điểm kém ở cá♔c môn xét tuyển, nhưng em lại có năng khiếu về thể thao, hội họa, hay kỹ năng giao tiếp, đàm phán, cũng nên được đánh giá và xem xét khi nộp hồ sơ vào ꦑtrường các em mong muốn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.