Suy giảm trí nhớ xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến ở người lớ♍n tuổi. Một số thói quen sống không khoa học như hút thuốc, uống rượu bia, t♒hức khuya làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến não. Dưới đây là những yếu tố dễ gây suy giảm trí nhớ.
Bệnh tim: Đau tim, đột quỵ ảnh hưởng đến não, làm suy giảm trí nhớ dễ xảy ra hơn. B🍸ệnh tim do sự tích tụ mảng bám trong động mạch quanh tim (xơ vữa động mạch), làm chậm lưu l✅ượng máu đến não. Thay đổi này cản trở quá trình suy nghĩ và ghi nhớ. Người huyết áp và cholesterol cao dễ bị sa sút trí tuệ hơn.
Ô nhiễm không khí: Người lớn tuổi sống ở nơi ô nhiễm không khí có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn người sống ở môi trường tꦫrong lành. Nitrogen dioxide (NO2) và các hạt vật chất ảnh hưởng xấu đến cơ thể, gây ra nhiều tác hại đến não.
Bệnh tiểu đường: Người bệnh này có nhiều khả năng tổn thương mạch máu hơn. Tổn thương làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu đến não, ảnh hưởng đến các khu vực của não, dẫn đến chứng mất trí nhớ do tồn thương mạch máu. Người bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình suy giảm trí não bằng cách kiểm soát đường h🐲uyết bằng thuốc, tập thể dục, ăn uống lành mạnh.
Cholesterol cao: Suy giảm trí nhớ có liên quan đến m💧ức độ thấp của cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu cao. Cholesterol cao tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Người ở độ tuổi trung niên gặp tình trạng này có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn.
Chế độ ăn uống: Thực phẩm nhiều tinh bột, chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, không tốt cho sức khỏe tổng thể. Chúng chứa nhiều chất béo và đường có thể gây hại cho tim. Nên ăn uống lành mạnh, ưu tiên chất béo bão hòa có trong cá hồi, cá ngừ, chất béo có nguồn gốc thực vật, ngũ cốc nguyên hạt... Chúng giúp duy trì chức năng của não, tăng cường trí nhớ ꦍvà tốc độ xử lý thông tin.
Chấn thương đầu: Chấn thương sọ não nhẹ có thể không ảnh hưởng đến não và trí nhớ. Tuy🌠 nhiên, va chạm gây tổn thương nghiêm trọng vào đầu khả năng cao ảnh hưởng đến não. Người b💜ị chấn thương đầu đi kèm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ảnh sáng... nên chú ý kiểm tra sức khỏe tổng thể, nhất là não bộ.
Béo phì: Cân nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, liên quan đến sa sút trí tuệ. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên🗹 giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ: Người ngủ không đủ giấc, không sâu giấc kéo dài nhiều khả năng mắc chứng suy giảm trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer. Thay đổi thói quen ngủ tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Anh Chi (Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp. |