Trả lời:
Dung tích bàng quang của trẻ em dư𒀰ới ba tuổi chứa hơn 100 ml, dưới 12 tuổi là hơn 400 ml, còn bàng quang người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa tới hơn hơn 700 ml nước tiểu.
Bàng quang được lấp đầy một nửa sẽ kích hoạt các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não, khiến bạn muốn đi tiểu. Sau đó, não ra hiệu cho bàng quang tiếp tục nhịn đến lúc cần. Vì vậy, n💧hịn tiểu là hàn🌃h động chủ ý chống lại tín hiệu này.
Tín hiệu muốn đi tiểu khác nhau ở mỗi người và thay đổi tùy theo độ tuổi, lượng chất lỏng trong bàng quang và thời điểm trong ngày. Ví dụ, những tín hiệu này giảm vào ban đêm, giúp bạn ngủ ngon giấc thay vì phải vào nhà vệ sinh vài giờ một lần. Nếu buồn tiểu liên💛 tục vào ban đêm có thể bạn đang mắc bệnh như bàng quang tăng hoạt hoặc bàng quang kích hoạt do căng thẳng. Với phụ nữ sau khi sinh con, cảm giác buồn tiểu xảy ra thường xuyên hơn do thay đổi trong quá trình sinh nở như cơ𒁏 sàn chậu suy yếu.
Không có giới hạn thời gian cụ thể về việc nhịn tiểu an toàn. Nếu hệ thống tiết niệu của bạn khỏe mạnh, nhịn tiểu nhìn chung không nguy hiểm. Nếu ♊bạn bị bàng quang tăng hoạt, hành động này có thể giúp rèn luyện bàng quang để hình thành lịch trình đi tiểu thuận t𓆏iện hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp🌊 nhất định, nhịn tiểu thời gian dài có thể gây hại. Với người bị phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn chức năng bàng quang do tổn thương thần kinh, rối loạn chức năng thận, bí tiểu hoặc mang thai, nín tiểu làm tăng nguy🦩 cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh thận.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn nếu bạn không uống đủ nước. Khi đó, bàng quang không được làm đầy để gửi tín hiệu đi tiểu, vi khuẩn có trong hệ tiết niệu k𓂃hông thể thoát ra ngoài. Bạn nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi nồng, đục, ra máu, đau vùng xương chậu...
Bàng quang được kết nối với🔯 thận qua niệu quản. Một số trường hợp nước tiểu ứ đọng có thể c🔯hảy ngược vào thận, dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc tổn thương thận.
Bạn nên vào nhà vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Trường hợp cần rèn luyện bàng quang hoặc bất đắc dĩ chưa thể đi vệ sinh, bạn có thể loại bỏ cảm giác này bằng cách chơi trò chơi kích thích trí não như giải ô chữ, nghe nhạc, đọc sách, ngồi xuống thay vì đứng, lướt điện thoại. Giữ ấm cơ thể, vì cảm giác lạnh khiến bạn muốn đi tiểu hơn.
Thạc sĩ, bác sĩ CKII Phạm Thanh Trúc
Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả có thắc mắc về bệnh hiếm muộn gửi câu hỏi tại đây |