"Xe buýt khô𝓡ng bao giờ có thể có tiện lợi꧑ bằng xe máy" - tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định đó. Trừ khi 🔜toàn tuyến đường cấm hết xe máy, ôtô, chỉ cho xe buýt, tàu điện chạy, thì may ra phương tiện công cộng mới vượt mặt được xe cá nhân. Nếu ai đòi hỏi phương tiện công cộng phải ưu việt hơn xe cá nhân về mọi mặt thì quả là không tưởng.
Tôi rất thông cảm cho những hạn chế của xe buýt. Trường hợp bạn cần xuất phát lúc 7h, nhưng lịch trình của xe buýt là 7h30 mới đến trạm gần bạn thì tất nh🌸iên là hành khách phải chờ. Xe buýt không đi một mạch từ A đến B mà phải dừng rất nhiều điểm đón, chưa kể xe to đi vào đường nhỏ thì tốc độ lưu thông cũng bị giảm xuống, chậm hơn cũng không có gì khó hiểu.
Tuy nhiên, theo tôi, cái cần ở đây là sự chênh lệch về mặt thời gian giữa xe buýt với xe máy, ôtô dù có nhưng không được quá lớn. Chứ cứ thử ▨hình dung, cũng một quãng đường, bạn đi xe máy chỉ hết 25 phút, nhưng đi xe buýt mất tới 90 phút, thì tất nhiên là rất ♚hiếm người chọn đi xe buýt.
Thứ nữa, sự bất tiện của xe buýt so với xe máy, nói gì thì nói cũng phải ở mức chấp nhận được. Ví dụ như, cả ngôi nhà tôi đang ở và nơi tôi làm việc đều cách trạm xe buýt gần nhất tới hơn hai km, dù đó là trục đường chính (xa lộ Hà Nội). Thử hỏi, với khoảng cách đó và điều kiện đường sá bụi bặm, xe cộ lộn xộ🌠n như bây giờ, làm sao có thể thuyết phục tôi đi làm bằng buýt mỗi ngày được?
>> 'Để BRT phá𒁏t triển, xe cá nhân phải chịu bất tiện'
Một bất tiện khác là lịch trình của hầu hết các tuyến buýt ở Việt Nam hiện tại chỉ bắt đầu từ khoảng 5h đến khoảng 18-19h. Vậy nếu ai lỡ việc ở công ty, phải tan sở muộn lúc 21-22h thì liệu họ biết đi bằng cái gì để về nhà khi xe buýt đã ngừng hoạt động? Ở các thành phố trên thế giới có phương tiện công cộng chiếm ưu thế, hầu hết các tuyến xe, tàu đều hoạt động đến ít nhất là 22h để phục vụ nhu 𝔉cầu đi lại của người dân. Có những nơi còn mở tuyến xe buýt đêm.
Tất cả những thứ đó đều là những điều kiện cơ bản nhất, năm trong khả năng giải quyết của các công ty vận tải hay cơ quan quản lý cấp Sở. Chuyện tăng tuyến, mở rộng mạng lưới, ít hay nhiều khách cũng hoạt động, cứ có người đi là mở tuyến... đâuౠ phải chuyện khó đối với nước ta? Tại sao không làm? Vì như thế mới gọi là phát triển giao thông công cộng, chấp nhận tốn kém để có mạng lưới hoàn chỉnh.
Tuyến nào đông khách, cự ly xa thì dùng xe to. Tuyến nào nhánh ít khách thì dùng xe nhỏ. Có thể cải tạo các xe 16 chỗ để làm xe buýt nhỏ, đi vào các đường ngỏ. Nói tóm lại, muốn có gì đó lớn lao thì trước tiên, chúng ta cứ phải bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất đi đã. Đừng hô hào sự ủng hộ của người 🅰dân cho giao thông công cộng khi mà những hạ tầng cơ bản nhất chúng ta cũng còn ꦦthiếu.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com