Vì sao nhiều y bác sĩ than thở lương thấp không đủ sống? Tôi tin không ai trong số họ tranh già🧸nh nghề của mình là cực khổ nhất, nhưng người ta hoàn toàn có thể biết được mức lương xã hội trả cho họ có xứng đáng hay không để đấu tranh vì sự công bằng.
Tất nhiênﷺ, suy luận theo kiểu người này không làm thì vẫn có người khác thay thế cũng không phải là sai. Nhưng vấn đề là cái người thế chỗ đó phải mất bao lâu mới giỏi được bằng người đã ra đi? Nhất là nếu trong môi trường bệnh viện công không còn bác sĩ giỏi nữa thì họ làm sao học hỏi để giỏi nhanh hay có ai đó giỏi hơn họ để kiểm tra lại những chẩn đoán của mình trước khi thi hành y lệnh? Và trong thời gian đợi họ tự giỏi lên 🐓đó, bao nhiêu bệnh nhân đã phải bị ảnh hưởng? Đó là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người.
Bởi vì lương thưởng rót xuống cho y bác sĩ không cao, họ cũng không được tự xây dựng các loại hình dịch vụ nhằm tăng thu từ bệnh nhân, nên nhân lực giỏi cứ ngày một ra đi, lúc đó có thánh mới vực dậy nổi bệnh viện công. Những người vẫn ráng duy trì hoạt động của bệnh viện, nhận đồng lương ít ỏi, nên chúng ta cũng phải chịu hệ quả là chất lượng bệnh viện công ngày một tệ đi. Điều đó cũng giống như bạn vào một bệnh xá tuyến xã mà đòi hỏi chất lượng bác sĩ như bệnh viện tuyến đầu vậy. Đó là một đòi hỏi rất vô lý.
Cũ💛ng như bạn đừng vào bệnh viện công mà đòi chất lượng như bệnh viện tư. Muốn được như bệnh viện tư thì trước hết bạn phải trả giá tương xứng trước đã, đơn giản thế thôi. Khi bạn trả ngang bằng mà chất lượng họ cung cấp vẫn không bằng thì bạn mới có thể đánh giá dở hay giỏi, tệ hay không?
>> Thuế đất cao là nguồn kinh phí tăng lương bác 🐠sĩ, giáo viên
Đời v🗹ốn bạc bẽo nên nhiều người biết ngành Y học cực, làm cực, lương thấp nhưng vì ước mơ muốn cứu người, cứu trẻ... nên vẫn ráng để đi học. Để rồi ra trường, họ mới thấy học cực, làm cực, lương thấp... cũng không bằng gặp những người v🍸ô ơn. Để rồi khi con tim nguội lạnh, họ chấp nhận qua bệnh viện tư vì tiếng gọi cơm áo, chấp nhận chuyện y thuật sẽ kém hơn hẳn so với khi ở lại bệnh viện công.
Rồi đến một ngày bác sĩ giỏi bỏ sang bệnh viện tư hết, những người từng xúi bác sĩ "thấy lương thấp thì chuyển việc" sẽ ⛎làm thế nào để khám bệnh? Mong là họ sẽ không khóc ròng vì không có đủ tiền đi khám tư. Lúc đó mới thấy cần nâng lương cho bác sĩ viện công, e rằng cũng quá muộn rồi. Có không giữ mất đừng tìm là thế.
Xin nhắc lại một điều rằng "muốn dịch vụ cao bạn hãy vào bệnh viện tư, trả ꧒cả triệu đồng đến hàng chục triệu để được thăm khám. Bác sĩ tư có thể ngồi tư vấn cho bạn hàng chục phút, để bạn hỏi đủ thứ chuyện trên đời. Còn bác sĩ viện công phải khám 50-60 bệnh nhân một buổi. Thời gian khám và chẩn bệnh, kê toa thuốc còn thiếu thì thời gian đâu nghe bạn hỏi han để tư vấn cho bạn hài lòng? Hay phòng cấp cứu ở bệnh viện công chỉ có vài nhân viên y tế phụ trách cả chục giường bệnh, nên ca nào nguy hiểm phải dồn nhân lực lại cứu, bạn bị nhẹ thì chịu khó nằm đó đợi.
Nếu hai trường hợp đó bạn vẫn cho rằng bác sĩ vô trách nhiệm, bỏ mặc bệnh nhân thì hãy xem lại liệu mình trách họ có đúng không đã? Bạn bỏ ít tiền vào bệnh viện công thì phải chấp nhận nhận được những dịch vụ như vậy. Nếu bạn bỏ nhiều tiền hơn để bệnh viện công thuê nhiều bác sĩ hơn, mỗi người chỉ phải khám 10-20 bệnh nhân một buổi thì họ sẽ dành cho bạn cả chục phút để tư vấn. Nếu phòng cấp cứu nếu có vài nhân lực🐼 chăm sóc một giường thì họ không những cứu bạn xong còn ngồi nói chuyện phiếm, kể chuyện cười c📖ho bạn nghe là khác.
Tóm lại, tôi cho rằng, những than phiền về chuyện lương nhân viên y tế không đủ sống thời gian qua là hoàn toàn chính đáng. Đó không phải là kêu ca, đòi hỏi mà là tìm lẽ công bằng cho công việc mà họ đang phải cống hiến, hy sinh từng ngày. Mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với những n🧜gười làm ngành Y tế, từ đó đối xử, đãi ngộ xứng đáng hơn cho lực lượng y bác sĩ viện công.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.