Trả lời:
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đ𝕴ến tàn phế và tử vong. Bệnh xảy ra khi mạch máu lên não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, làm ngăn chặn quá trình lấy oxy và chất dinh dưỡng từ máu để nuôi não. Khi không có oxy và chất dinh dưỡng, tế bào não sẽ chết hàng loạt rất nhanh. Đây là tình trạng cần can thiệp y tế khẩn cấp, nếu không được cấp cứu trong thời gian "vàng", người bệnh có nguy cơ cao bị tàn phế hoặc tử vong.
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định đột quỵ mang tính🐼 di truyền. Tuy nhiên, các bệnh lý nền có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì... có thể có yếu tố di truyền. Ngoài ra, một số rối loạn di truyền cũꦫng có thể dẫn đến đột quỵ bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm.
Môi trường🉐 và điều kiện sống chung trong một gia đình cũng có thể là yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ ở các thành viên trong gia đình đó. Ví dụ, những gia đình có người từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... do thói quen ăn uống hoặc lối sống ít vận động. Các thói quen này có thể sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Do đó, nguy cơ đột quỵ của các thành viên có thể cao hơn người bình thường🥀. Nói cách khác, lịch sử sức khỏe trong gia đình có thể được xem như một yếu tố để đánh giá nguy cơ đột quỵ.
Bất kỳ ai cũng ▨có thể bị đột quỵ tấn công, kể cả người trẻ tuổi. Những người đang mắc các bệnh lý nền như tăng huyế🔯t áp, bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, cao cholesterol trong máu hoặc hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu... có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Tầm soát sức khỏe định kỳ, điều trị ổn định các bệnh lý nền liên quan và duy trì lối sống khoa học là cách để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Bạn có thể đến các bệnh viện có như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để thực hiện tầm soát đột quỵ từ sớm. Thông thường, tùy tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn gói tầm soát đột quỵ phù hợp.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ phổ biến là tê yếu một bên mặt hoặc một bên cơ thể, đau đầu dữ dội, choáng váng, khó nhìn và khó nói... Khả năng cứu sống người bị đột quỵ phụ thuộc vào mức độ của bệnh và thời gian cấp cứu đột quỵ. Sau điều trị đột quỵ, người bệnh cần tiếp tục thực hiện phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu và duy trì lố🐠i sống khoa học, khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa đột quỵ tái phát.
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức
Trưởng khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM