Anh T🅺rần Duy Nghĩa (42 tuổi) nhập viện vào sáng 10/1, trong tình trạng đau đầu, tê yếu một bên thân, méo miệng và🍌 khó nói. Bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp không điều trị thường xuyên.
Người nhà bệnh nhân cho biết, tối hôm trước, anh Nghĩa đ🦹i nhậu tất niên, gần 2 giờ mới về. Anh nằm nghỉ đến khoảng 6 giờ và dậy tắm để đi làm. Bất ngờ 𒊎anh bị lảo đảo chóng mặt, tê yếu tay. Người nhà thấy anh nói khó, miệng hơi lệch sang một bên và đưa vào bệnh viện khẩn cấp.
🤪BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một (Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) tiếp❀ nhận và đánh giá bệnh nhân bị đột quỵ cấp, cần được cấp cứu trong giờ "vàng" (tức trong vòng 3 giờ đầu sau khi có biểu hiện). Ngay lập tức, bác sĩ "kích hoạt" báo động đỏ dành cho cấp cứu đột quy (code stroke) ưu tiên mở đường, trang thiết bị và nhân lực cứu bệnh nhân. "Chúng tôi tiết kiệm từng giây phút để nâng cao hiệu quả cứu sống, bảo toàn các chức năng cho người bệnh", bác sĩ Mười Một nói thêm.
Bệnh nhân nhanh chóng được chụp CT 768 lát cắt và các bác sĩ trực tiếp đọc kết quả ngay trên màn hình để tiếꦐt kiệm thời gian. Hình ảnh CT giúp bác sĩ hội chẩn, xác định đúng bệnh cảnh đột quỵ thể nhồi máu não và chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Người bệnh đồng thời cũng được lấy máu làm xét nghiệm các chỉ số liên quan để có hướng xử lý khi cần.
Bệnh nhân được cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp CT. Tổng thời gian từ lúc nhập viện đến cấp cứu khoảng 50 phút. Sau đó, người bệnh tiếp tục được bác sĩ theo dõi, đánh giá liên tục trong nhiều giờ để tránh biến chứng và đảm bảo các mô não được tái tưới máu tốt. Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức (Trưởng khoa Nội T♛hần kinh), kỹ thuật cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết cần được áp dụng trong vòng 4,5 giờ sau khi mạch máu não bị tắc. Dùng thuốc càng sớm thì hiệu quả cứu sống và hồi phục củ♐a người bệnh càng cao.
Để loại trừ nguy cơ tắc thêm động mạch não lớn, bác sĩ chỉ định chụp thêm CTA (chụp🐬 cắt lớp mạch máu) giúp khảo sát toàn diện các mạch máu não. Rất may bệnh nhân không bị tắc động mạch não lớn nên không cần can thiệp nội mạch; hiện qua cơn nguy kịch và tiên lượng phục hồi tốt.
Bác sĩ Minh Đức giải thích thêm, người bệnh bị đột quỵ cấp sau khi uống nhiều rượu bia từ đêm hôm trước. Rượu là thủ phạm gây tiểu nhiều làm tăng độ nhớt máu, dễ tạo cục máu đông. Thức uống có cồn này còn khiến co mạch, làm cơ thể nóng bừng, dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh còn tắm sáng trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ giảm làm co mạch máu, tăng trương lực mạch máu lại khiến huyết áp cao, tăng nguy cơ hình thành cục máu🐈 đông.
"Thời tiết lạnh kết hợp uống rượu bia giống như thêm dầu vô lửa, đẩy ngu൲y cơ đột quỵ tăng cao", bác sĩ Minh Đức nhận địnhཧ.
Ngoài yếu tố thời tiết và rượu bia, nhiều yếu tố của mùa lễ, Tết như giờ giấc sinh hoạt đảo lộn gây stress, thiếu ngủ, ăn uố🎶ng nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường, nạp quá nhiều năng lượng làm tăng cân nhanh... cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Các bác sĩ khuyến cáo, dịp tết, dù bận rộn và tiệc tùng nhiều nhưng mỗi người cũng nên ăn uống vừa phải; vận đ🍰ộng thường xuyên, tránh rượu bia quá đà và giữ ấm cơ thể khi t⭕hời tiết lạnh...
Phátไ hiện sớm dấu hiệu đột♎ quỵ như tê yếu chân tay, xây xẩm, chóng mặt, đau đầu, méo miệng, khó nói... giúp cấp cứu trong thời gian "vàng". Nếu muộn hơn từ 4,5-6 giờ tính từ khi xuất hiện triệu chứng thì cần can thiệp nội mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ. Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Người nhà nên giữ cho người bệnh tránh bị té ngã, nằm cao đầu, lập tức đưa đến bệnh viện có sẵn điều kiện, máy móc, thuốc chuyên dụng để can thiệp đột quỵ kịp thời.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Hoài Ân