Không có quy định nào cụ thể về các khoản thu khi sinh viên nhập học đại học. Tuy nhiên, theo chuyên viên tuyển sinh của một trườn🅷g ở Hà Nội, các trường đều có nhiều khoản thu bắt buộc như học phí tạm tính, bảo hiểm y tế, phí khám sức khỏe đầu năm hay phí kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Ngoài ra, mỗi trường có những k💛hoản phí riêng, trong đó có nhiều khoản phí "lạ", như: phí tin nhắn SMS, phí hệ thống quét trùng lặp, phí sinh hoạt công dân đầu khóa, phí thư viện, giáo trình tài liệu số, wifi...
Thấu hiểu những nỗi băn khoăn trước những khoản phí bủa vây tân sinh viên, độc giả Huong HT chia sẻ: "Năm nay tôi có em gái vào đại học, chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện. Vừa rồi, tôi thấy có bảng học phí gửi về, khoảng 19 triệu đồng một kỳ, chưa kể các loại phí khác phát sinh ꦿkhi vào nhập học, tính ra trung bình mỗi tháng em phải đóng 3,5 triệu đồng.
Vì em 🉐ở với vợ chồng tôi nên các khoản ăn uống, đi lại, phòng trọ không phải mất. Còn với các bạn sinh viên phải đi thuê trọ và tự túc chi phí sinh hoạt thì ít nhất mỗi em cũng phải tốn thêm 2,5 triệu đồng nữa. Như vậy, mỗi tháng một sinh viên sẽ phải chi khoảng 5-6 triệu đồng để ăn học đại học. Bố mẹ các em ở nhà đi làm chắt bóp khéo cũng không nuôi nổi con.
Nói về các khoản phụ phí ở bậc đại học, có thể kể đến như tín chỉ tiếng Anh được thần thánh hóa, xem như tấm bùa hộ mệnh. Em gái tôi lên đã đăng ký một gói học tiếng Anh với giá 12 tri꧃ệu đồng, lộ trình 8,5 tháng, từ trình độ Basic và cam kết đầu ra TOEIC 700.
Bên cạnh đó, sinh viên còn phải đóng phí wifi. Không biết trường khác thế nào chứ như năm 2017, wifi của trường tôi không đủ dùng, sinh viên toàn phải đăng ký 3G, 4G trên điện thoại để dùng là chính. Thư viện có thể dùng thẻ học sinh để xác nhận và mượn trả sách, đâu cần bắt sinh viên đóng tiền làm thẻ riêng. Ngoài ra có thể tích hợp tất cả làm một: thẻ gửi xe, thẻ sinh viên, thẻ thư 🤡viện...
Phí SMS cũng quá lãng phí, vì giờ các lớp đều có hội nhóm Zalo, Facebook, rất thông dụng và miễn phí, muốn thông báo gì thì gửi vào đó là xong. Như lớp mẫu giáo của con gái tôi (5 tuổi) hay lớp 11 của em trai tôi, các thầy cô đã tạo nhóm bài bản lắm rồi, tại sao các trường đại học cứ nghĩ phức tạp vấn đề rồi thêm tốn kém?
Tính sơ sơ, đầu năm nhất, một sinh viên nhập học như em gái tôi tốn♐ không dưới 31 triệu đồng cả học phí lẫn phụ phí. Đó là còn chưa kể có em còn phải mua sắm máy tính mới, xe mới, đồ đạc cho phòng trọ...".
>> Đại học 'dễ vào, dễ ra, khó xin việc'
Cùng chung nỗi trăn trở vì gánh nặng chi phí cho một tân sinh viên đại học, bạn đọc Lyn bày tỏ: "Thứ nhất, về khoản phí tin nhắn SMS, không biết một năm trường gửi bao nhiêu tin nhắn? Gửi báo cáo theo tuần, theo🐻 tháng hay theo học kỳ? Các bé học tiểu học có sổ liên lạc điện tử nhà trường cũng chỉ thu khoảng 50.000 đồng một năm, vậy mà nhiều đại học thu của sinh viên tới 80.000 đồng, liệu có thỏa đáng?
Thứ hai, phí quét trùng lặp với sinh viên từ năm hai đến năm cuối có thể hợp lý, chứ sinh viên năm nhất có tỷ lệ nghiên cứu khoa học không phải quá cao, có cần thiết thu phí này? Nói là tùy chọn nhưng nói thật, khi đến nộp hồ sơ, cán bộ trường có đủ kiên nhẫn giải thích hết cho từng sinh viên nhập học về các khoản phí này không? Trong khi tâm lý các em và phụ huynh cũng đều bỡ ngỡ, không lẽ vì vài trăm nghìn đồng mà đứng đôi co, không cho con nhập học? Nên ai cũng phải cố mà lo cho con. Nhưng với nhiều gia đình khó khăn, 100-2000 nghìn đồng cũng là một số tiền không hề nhỏ.
Thứ ba, nhiều trường nói buộc phải thu phí wifi do đã đầu tư số tiền lớn để tăng băng thông. Thế là nhà trường 'quá tay' và sinh viên 'gánh hậu quả'? Mà trả tiền rồi t൲hì các em có được sử dụng internet hiệu quả không hay lại phải đăng ký 4G từ nhà mạng với giá rẻ hơn trường thu rất nhiều?
Tóm lại, trong bối cảnh hướng tới tăng giá học phí, tôi nghĩ cái gì cũng nên vừa phải thôi. Còn ai kêu 'sinh viên nghèo phải học giỏi mà lấy học bổng' thì xin hỏi các em sinh viên phải hít khí trời để chờ hết học༺ kì và nhận học bổng hay sao? Sinh viên có hàng tỷ thứ tiền phải lo, từ thuê nhà đến mua sắm đồ dùng cơ b𝔍ản, sách vở...".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài vไiết không nhất thiết🌼 trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.